Viêm loét dạ dày có gây ung thư không?
Viêm loét dạ dày là một căn bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tình. Đồng thời đây cũng là căn bệnh có tỷ lệ tái phát cao. Viêm loét dạ dày lâu ngày nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi viêm loét dạ dày có gây ung thư không?
Viêm loét dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày
1. Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn đến bị sưng và hình thành những vết loét trong niêm mạc dạ dày. Trong đó, viêm loét dạ dày có 2 loại:
-
Viêm dạ dày cấp: Gồm các biểu hiện sưng, viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày, khiến người bệnh phải chịu những cơn đau dữ dội và theo từng đợt ngắn.
-
Viêm dạ dày mạn: Khi đó, dạ dày bị nhiễm trùng dẫn đến các tổn thương lan tỏa hoặc khu trú tại một vùng của niêm mạc dạ dày. Lâu ngày tình trạng này có thể gây viêm teo da niêm mạc dạ dày và phá hủy dạ dày.
Viêm loét dạ dày có gây ung thư không là một trong những băn khoăn khiến nhiều người bệnh lo lắng, nhất là những người đã mắc bệnh lâu năm.
2. Bị viêm loét dạ dày có gây ung thư không?
Bệnh viêm loét dạ dày có gây ung thư không? Theo thống kê lâm sàng cho thấy, trong các đợt tiến triển cấp của bệnh viêm dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày và ung thư dạ dày…
Vậy viêm loét dạ dày gây ung thư như thế nào? Loét dạ dày chủ yếu do vi khuẩn HP gây ra, bởi vì loét dạ dày là các vết loét hở vi khuẩn có thể dễ dàng lây nhiễm. Đặc biệt ở viêm dạ dày mạn tính, lớp tế bào niêm mạc bị bào mòn gây ra các dị sản hoặc loạn sản tế bào, từ đó dẫn đến sự sinh sôi của các tế bào đột biến. Đây chính là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào và nhanh chóng phát triển thành ung thư nếu không được điều trị.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày gấp 2-6 lần.
Viêm loét dạ dày gây biến chứng ung thư thường đau bụng dữ dội vùng thượng vị, cơn đau có thể lan ra sau lưng, có tính chu kỳ và dễ tái phát. Ngoài ra khi viêm loét dạ dày gây ung thư dạ dày còn kèm theo các triệu chứng ợ chua, ợ hơi giảm cân không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên có khoảng 20% trường hợp bị viêm loét dạ dày không có triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh khó phân biệt bệnh ung thư dạ dày với viêm loét dạ dày qua các dấu hiệu lâm sàng.
Ung thư dạ dày là một trong 4 biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày
3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam hiện nay
Ngoài lo lắng về nguy cơ viêm loét dạ dày có gây ung thư không thì chúng ta cũng cần quan tâm đến tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày ở Việt Nam hiện nay.
Theo điều tra của Hội Khoa Học Tiêu hóa Việt Nam, hiện nay có đến 70% người Việt có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, đồng thời trong số các bệnh lý đường tiêu hóa thì viêm loét dạ dày tá tràng chiếm tới 26% và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Vì thế, những trường hợp bị viêm loét dạ dày nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày nguy hiểm.
4. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có điều trị khỏi được không?
Viêm loét dạ dày có gây ung thư không? Câu trả lời sẽ là không nếu như căn bệnh này được điều trị đúng cách và triệu để.
Tuy nhiên trên thực tế, đây lại là một căn bệnh dễ tái phát, bệnh viêm dạ dày có thể kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí suốt đời nếu không được điều trị triệt để. Khi đó bệnh sẽ chuyển sang dạng mạn tính và dễ dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày.
Nguyên nhân khiến bệnh viêm loét dạ dày khó chữa dứt điểm là do nhiều người bệnh không tuân thủ tốt phác đồ điều trị ví dụ như bỏ thuốc, tự ý thay đổi thuốc, chế độ ăn uống chưa khoa học… Đặc biệt những người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thì khả năng tái nhiễm càng cao, do vi khuẩn này có thế tồn tại ở dạng thể ngủ trong điều kiện bất lợi.
Vì vậy, bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn và không dẫn đến biến chứng ung thư nếu được điều trị đúng cách.
Bạn cần lưu ý rằng, các triệu chứng của viêm dạ dày thường giảm đi sau khi dùng thuốc, nhưng việc này chỉ mang tính tạm thời. Bạn cần kiên trì thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.
Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
5. Phòng ngừa nguy cơ ung thư từ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Có khoảng 60-90% các trường hợp bị viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP tấn công làm tổn thương hệ thống niêm mạc gây viêm loét và thay đổi tế bào lót dạ dày. Lâu dần các tế bào này sẽ bị suy giảm chức năng vốn có và có thể hình thành các tế bào đột biến của ung thư dạ dày.
Do đó để bệnh viêm loét dạ dày có gây ung thư không thì nguyên tắc quan trọng nhất chính là phòng và điều trị bệnh viêm loét dạ dày đúng cách.
Dưới đây là các cách giúp phòng tránh viêm loét dạ dày gây ung thư:
5.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra gợi ý về chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày lâu năm như sau:
-
Tránh xa các đồ uống có cồn (rượu, bia), thuốc lá
-
Hạn chế các món ăn cay nóng.
-
Không nên ăn các loại trái cây có tính acid, có vị chua, nhất là vào lúc đói.
-
Tránh ăn các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp.
-
Giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
-
Ăn ít các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt cứu…)
-
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ví dụ một ngày nên ăn 3 bữa chính, 2 bữa phụ và không nên ăn quá no để tránh gây áp lực cho dạ dày.
-
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa
-
Người bị viêm dạ dày lâu năm nên ăn bánh mì, ngũ cốc nguyên cám, protein từ thịt ức gà, cá, các loại đậu, nấm…
-
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm có đặc tính chống viêm như tỏi, thì là, gừng, nghệ…
Những thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên ăn
5.2. Thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày
Để bệnh viêm dạ dày không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có ung thư dạ dày thì việc sử dụng thuốc điều trị có vai trò rất quan trọng.
Bởi vì để phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày thì việc cơ bản nhất phải làm đó là kiểm soát tình trạng viêm dạ dày. Hầu hết các thuốc chữa viêm dạ dày để tập trung vào làm giảm nồng độ acid và tiêu diệt vi khuẩn HP, bao gồm:
-
Thuốc kháng acid dịch vị: Hầu hết các thuốc này đều chứa các thành phần có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày như magie, canxi, phức hợp muối nhôm…
-
Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đây là nhóm thuốc được kê nhiều nhất trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, có tác dụng ức chế quá trình tiết acid của dạ dày, thường gặp Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Dexlansoprazole, Esomeprazol,..
-
Thuốc kháng histamin H2: Tương tự như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin cũng có tác dụng giảm tiết acid, thường gặp nhất là Cimetidin, Ranitidin, Famotidin…
-
Thuốc diệt khuẩn HP chủ yếu là các loại kháng sinh sau: clarithromycin, metronidazol, amoxicillin và levofloxacin…
Chủ động phòng ngừa ung thư để bảo vệ sức khỏe toàn diện
Ngoài các thuốc điều trị viêm loét dạ dày, bạn có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày do viêm loét bằng các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa ung thư ví dụ như sản phẩm có thành phần từ Nấm Agaricus có khả năng tăng cường hệ miễn giúp, phòng chống oxy hóa và trung hòa gốc tự do.
Trên đây là các thông tin cần thiết giúp bạn trả lời câu hỏi viêm loét dạ dày có gây ung thư không? Bởi vì có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư dạ dày, không chỉ là viêm loét dạ dày, vậy nên chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh này, hãy chủ động phòng tránh ngay từ hôm nay.
Nếu cần bất kỳ sự trợ giúp nào về căn bệnh ung thư dạ dày, bạn có thể ĐĂNG KÝ TƯ VẤN gọi ngay đến HOTLINE MIỄN CƯỚC 24/7 18000069
Chia sẻ bài viết với bạn bè: Facebook Google
King Fucoidan và Agaricus - Miễn dịch khỏe mạnh, hóa xạ nhàn tênh
TPBVSK – King Fucoidan & Agaricus ( Fucoidan Vua) là sự kết hợp tuyệt vời giữa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku từ vùng biển Okinawa Nhật Bản, một loại tảo có hàm lượng fucoidan và hàm lượng nhóm sulfate trong phân tử cao nhất. Cùng với đó là Betaglucan 1.3 và Betaglucan 1.6 từ nấm Agaricus mang lại các công dụng:
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và trung hòa các gốc tự do
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất độc hại
- Hỗ trợ bảo vệ gan
- Hỗ trợ chống lão hóa cho cơ thể
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị ung thư
- Người trưởng thành có khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc muốn nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh tật
- Người cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus
King Fucoidan & Agaricus (Fucoidan Vua) là sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP Nhật Bản, được phân phối tại Việt Nam bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cysina.
Địa chỉ: Số 16 - Liền kề 6A - Làng Việt kiều châu Âu, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Hotline: 1800 0069
Giấy xác nhận nội dung quảng số 1039/2020/XNQC.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
NÊN CHỌN KING FUCOIDAN
- 01Sản phẩm có chứng nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
- 02Đội ngũ tư vấn chuyên môn cao, giải đáp miễn phí 24/7.
- 03Dòng Fucoidan tiên phong được yêu thích số 1 Việt Nam.