Ung thư vòm họng không nên ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh
Chứng đau rát họng, nuốt khó thường là tình trạng hay mắc phải với bệnh nhân ung thư vòm họng. Hơn nữa, với người ung thư thì chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị. Thế thì bệnh ung thư vòm họng không nên ăn gì để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu? Trong bài viết mới lần này, chúng tôi sẽ đề cập đến những loại thực phẩm cần kiêng kỵ để bạn đọc có thể né tránh.
1. Lý do chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân ung thư
Chứng suy dinh dưỡng nếu xảy ra ở người bệnh ung thư sẽ rất nguy hiểm. Các bác sĩ nói rằng khi bệnh nhân ung thư bị giảm cân sẽ tăng thêm khả năng tử vong cao hơn, từ đó giảm thiểu sự đáp ứng với các hóa chất trong phác đồ điều trị. Do đó, việc có một thực đơn dinh dưỡng cân bằng giúp hạn chế tác dụng phụ khi chữa trị và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Bên cạnh đó, người ung thư cần phải bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu chính là: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất trong mức cho phép cũng như thích hợp với bệnh trạng. Trong đó, những tế bào ung thư thường nhạy cảm với đường, tức rằng nếu khẩu phần ăn có lượng đường nhiều thì sẽ khiến tế bào ung thư lây lan và phát triển nhanh hơn. Thêm nữa, thực đơn ăn uống của người ung thư phải duy trì thường xuyên suốt cả quá trình chữa trị, tránh tình trạng ăn kiêng hoặc ăn không khoa học.
Người bị ung thư vòm họng kiêng ăn gì và chế độ dinh dưỡng như thế nào tốt nhất?
Đối với người mắc ung thư vòm họng, khi ăn uống bình thường qua đường miệng sẽ gặp nhiều cản trở. Do họ hay bị mất cảm giác ngon miệng, hay muốn nôn, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, sưng họng, sưng miệng, khẩu vị thay đổi, cơ thể mệt mỏi. Các biểu hiệu này đều xuất phát từ tác dụng phụ khi điều trị và căn bệnh này gây ra. Vì thế, nếu ăn uống điều độ và đúng cách trở lại sẽ có thể giảm hẳn các triệu chứng trên.
Tìm hiểu thêm: Ung thư vòm họng nên ăn gì?
2. Ung thư vòm họng không nên ăn gì?
Trong lúc điều trị, người mắc ung thư vòm họng không nên ăn gì để đạt hiệu quả cao nhất? Theo đó, cơ thể của họ hay gặp tình trạng thay đổi khẩu vị ăn uống, có thể nuốt khó hơn và đau họng. Thế nên, chế độ ăn uống của bệnh nhân nên sắp xếp linh hoạt tránh những loại thực phẩm mà chúng tôi liệt kê bên dưới đây.
2.1. Đồ ăn cay nóng, tươi sống
Đầu tiên trong các loại thực phẩm người ung thư vòm họng nên kiêng ăn gì chính là thực phẩm có tính cay nóng. Bởi khi mắc bệnh, cổ họng thường dễ tổn thương nên các món ăn cay nồng hay một số gia vị như ớt, tiêu, tỏi hay gừng sẽ làm kích thích niêm mạc cổ họng. Vậy nên, khi chế biến món ăn thì tránh nêm nếm những loại nguyên liệu trên để giúp người bệnh không bị những cơn đau rát khó chịu ở cổ họng.
Tránh ăn những món cay nóng và tươi sống để bảo vệ tốt vòm họng của người bệnh.
Không những thế, bệnh ung thư vòm họng còn làm cho sức đề kháng cơ thể bị giảm sút không nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài đi vào khiến bệnh nhân nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Vì lẽ đó, người ung thư vòm họng nên tránh ăn những loại đồ ăn tươi sống hay tái như: nem chua, gỏi cá sống, thịt chần tái, sushi,... Cách tốt nhất là nên cho người bệnh ăn các món ăn được nấu chín kỹ đã qua xử lý nhiệt độ cao.
2.2. Các loại đồ uống có ga, chất kích thích
Trong danh sách những món mà người ung thư vòm họng cần kiêng gì tiếp theo chính là đồ uống ngọt có nhiều ga và chất kích thích như rượu bia. Bởi những loại đồ uống này có thể khiến tổn thương niêm mạc cổ họng trầm trọng hơn, cùng đó là cản trở công dụng của các thuốc hay hóa chất trong lúc điều trị bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng tuyệt vời của Fucoidan đối với ung thư vòm họng
2.3. Thực phẩm chứa nhiều axit và nitrosamine
Triệu chứng của ung thư vòm họng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân ăn nhiều món có tính axit, chẳng hạn như: đồ muối chua, trái cây vị chua, đồ uống chua,… Do hàm lượng axit trong những loại thực phẩm này có thể khiến niêm mạc hầu họng tổn thương. Từ đó, những cơn đau rát sẽ khởi phát nhiều hơn làm giảm khả năng ăn uống.
Không những thế, khi xạ trị ung thư thì bệnh nhân có thể gặp chứng đau nhức ở vùng miệng. Trong thời gian này, cần phải lưu ý tránh dùng những món nước ép vị chua nhiều axit.
Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng nhiều axit và nitrosamine khiến tổn thương vùng hầu họng.
Chưa hết, hợp chất hóa học nitrosamine có thể tăng thêm bệnh tình ung thư nặng hơn. Vì thế, tuyệt đối không ăn các thực phẩm có chứa nhiều hợp chất này có trong các loại đồ hộp, xúc xích hay thịt muối, thịt hun khói. Khi hạn chế dùng đồ ăn có nitrosamine giúp cho bệnh trạng giảm thiểu và diễn tiến chậm lại.
2.4. Thịt đỏ
Người mắc ung thư vòm họng kiêng gì liên quan đến các loại thịt đỏ. Bởi loại thực phẩm này có thể làm cho bệnh thêm nặng, nhất là đối tượng có biểu hiện viêm nhiễm ở vị trí khối u. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng cơ thể mỗi người nên tránh ăn thịt đỏ nhiều, chỉ nên dưới 500gr/tuần để có thể đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Ung thư có nên kiêng đậu nành, kiêng đường, kiêng thịt đỏ không?
2.5. Đồ ăn quá mặn hay nhiều đường
Bên cạnh ung thư vòm họng không nên ăn gì, thì người bệnh cũng kiêng ăn khẩu vị quá mặn. Đây là căn nguyên gây ra thêm các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, làm mất lượng canxi thiết yếu khiến loãng xương sớm.
Song đó, người ung thư cũng tuyệt đối tránh né những loại thực phẩm thành phần nhiều đường bởi sẽ làm tăng cao nồng độ insulin ở trong máu. Đây là hormone với công dụng tăng thêm tốc độ phát triển và đẩy nhanh sự di căn của tế bào ung thư. Do đó, bệnh nhân ung thư vòm họng tránh ăn những món ăn quá ngọt hay có lượng đường cao.
Khẩu vị mặn, thức ăn quá ngọt nhiều đường cần kiêng kỵ cho người mắc ung thư thực quản.
2.6. Ăn đồ chế biến sẵn, thực phẩm quá khô
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư vòm họng không nên ăn gì quá khô như bánh ngọt, bánh mì, xôi,... khiến cho họ gặp trở ngại ăn uống và nuốt khó hơn, thậm chí có thể tiêu hóa không được dễ dàng. Hơn thế nữa, những món ăn chế biến sẵn như đồ chiên, đồ nướng, đồ xông khói hay đồ ăn đóng hộp thường có chất dinh dưỡng “nghèo nàn” không thích hợp với người bệnh. Đặc biệt, chúng còn chứa nhiều hoạt chất không thuận lợi khi quá trình điều trị bệnh đang diễn ra.
Không nên cho người bệnh ăn thực phẩm quá khô hay đồ chế biến sẵn vừa khó ăn vừa kém hấp thu dinh dưỡng.
3. Lưu ý về thực đơn dinh dưỡng của người bệnh ung thư vòm họng
Khi đã biết được danh sách thực phẩm mà người ung thư vòm họng không nên ăn gì ở trên đây, thì bạn cũng cần phải nắm chắc lưu ý về chế độ dinh dưỡng để chăm sóc bệnh nhân tốt nhất.
Cụ thể, nên ưu tiên cho các bệnh nhân dùng thức ăn mềm như súp, cháo, món nghiền nhuyễn từ lúc phát hiện bệnh giúp hạn chế làm khối u tổn thương hoặc ảnh hưởng đến các tổ chức lân cận. Dùng thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, có thể chia 5-6 bữa ăn nhỏ/ngày, ăn lượng nhiều nhất có thể mỗi khi muốn ăn để giúp ngon miệng.
Nên đến nhận sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để được chỉ dẫn lên kế hoạch thực đơn ăn uống thích hợp cho bệnh trạng và tình trạng dinh dưỡng của cơ thể người bệnh. Đừng quên bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho người ung thư vòm họng, tuy nhiên phải cần đến sự can thiệp và cho phép của bác sĩ chủ trị.
Luôn để ý và chọn món ăn phù hợp, cân đối thực đơn dinh dưỡng trong quá trình điều trị.
Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bệnh nhân, thì việc tập luyện thể lực ở mức vừa phải và giữ sự lạc quan cũng như tinh thần thoải mái sẽ giúp chữa trị hiệu quả cao hơn. Chưa hết, sau quá trình điều trị thì có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về thực đơn để giảm đi tác dụng phụ do những phương pháp điều trị gây ra như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.
Sau khi đã đọc xong bài viết trên đây, mong rằng bạn đã biết được câu trả lời cho người bị ung thư vòm họng không nên ăn gì. Với một chế độ dinh dưỡng cân đối không những giúp bệnh nhân bổ sung đầy đủ chất mà còn tăng thêm tỷ lệ sống cao hơn. Đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất khác liên quan đến các bệnh về ung thư trên website của chúng tôi được cập nhật liên tục mỗi tuần.
Dược sĩ Hải Anh
Chia sẻ bài viết với bạn bè: Facebook Google
King Fucoidan và Agaricus - Miễn dịch khỏe mạnh, hóa xạ nhàn tênh
TPBVSK – King Fucoidan & Agaricus ( Fucoidan Vua) là sự kết hợp tuyệt vời giữa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku từ vùng biển Okinawa Nhật Bản, một loại tảo có hàm lượng fucoidan và hàm lượng nhóm sulfate trong phân tử cao nhất. Cùng với đó là Betaglucan 1.3 và Betaglucan 1.6 từ nấm Agaricus mang lại các công dụng:
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và trung hòa các gốc tự do
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất độc hại
- Hỗ trợ bảo vệ gan
- Hỗ trợ chống lão hóa cho cơ thể
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị ung thư
- Người trưởng thành có khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc muốn nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh tật
- Người cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus
King Fucoidan & Agaricus (Fucoidan Vua) là sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP Nhật Bản, được phân phối tại Việt Nam bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cysina.
Địa chỉ: Số 16 - Liền kề 6A - Làng Việt kiều châu Âu, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Hotline: 1800 0069
Giấy xác nhận nội dung quảng số 1039/2020/XNQC.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Các dấu hiệu phát hiện ung thư vòm họng sớm và tầm soát
- Ung thư vòm họng giai đoạn 1 nhận biết như thế nào?
- Ung thư vòm họng giai đoạn 2 đã di căn chưa, chữa khỏi không?
- Ung thư vòm họng giai đoạn 3 có thực sự đáng sợ?
- Ung thư vòm họng giai đoạn cuối: Thời khắc nguy hiểm
- Giải đáp 16 câu hỏi được hỏi nhiều nhất về ung thư vòm họng
- Hiểu đúng về sự lây truyền của ung thư vòm họng
NÊN CHỌN KING FUCOIDAN
- 01Sản phẩm có chứng nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
- 02Đội ngũ tư vấn chuyên môn cao, giải đáp miễn phí 24/7.
- 03Dòng Fucoidan tiên phong được yêu thích số 1 Việt Nam.