Ung thư tuyến nước bọt tuy hiếm gặp nhưng có khả năng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Hãy cùng chúng tôi trang bị những kiến thức cơ bản nhất về bệnh lý ung thư tuyến nước bọt qua bài viết dưới đây.
Ung thư tuyến nước bọt là gì?
Tuyến nước bọt là tên gọi chung của tất cả các tuyến ngoại tiết có chức năng tiết nước bọt, phân bố ở vùng khoang miệng và cổ họng. Tuyến nước bọt gồm 3 cặp tuyến lớn nằm ở mang tai, dưới lưỡi và dưới hàm cùng với hàng trăm tuyến nhỏ khác phân bố trong khoang miệng và cổ họng.
Tuyến nước bọt
Tình trạng các tế bào tuyến nước bọt tăng sinh mất kiểm soát tạo thành khối u ác tính có khả năng di căn được gọi là bệnh lý ung thư tuyến nước bọt.
Các bác sĩ thường chia ung thư tuyến nước bọt thành 3 mức độ. Mức độ thể hiện khả năng tăng sinh và lây lan của tế bào ung thư:
Ung thư tuyến nước bọt thường chia thành 3 giai đoạn:
Một số thông tin về dịch tễ
Ung thư tuyến nước bọt là một ung thư rất hiếm gặp. Ước tính tỷ lệ mắc mới tại Mỹ năm 2018 là 1/100,000. Tổng số ca mắc ung thư tuyến nước bọt chiếm chưa tới 1% tổng số ca ung thư. Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi với độ tuổi trung bình chẩn đoán là 64.
Tỷ lệ sống trên 5 năm của ung thư tuyến nước bọt thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào mức độ, giai đoạn của ung thư cũng như vị trí của khối u. Tỷ lệ này được ước tính trung bình là 72%. Trong đó nếu bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn 1 tỷ lệ sống sót trên 5 năm là 91%. 75% và từ 39-65% lần lượt là tỷ lệ sống sót ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3.
Ung thư tuyến nước bọt được phát hiện khá muộn, ước tính chỉ 43% số bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
Nguyên nhân của ung thư tuyến nước bọt hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ. Hiện nay, các bác sĩ có thể gợi ý một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt như sau:
Sử dụng điện thoại gây ung thư là yếu tố gây nhiều tranh cãi
Bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như được mô tả ở trên thì bệnh nhân cần đến với các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Bệnh nhân đến với các cơ sở y tế sẽ được tham khám và chẩn đoán với các phương pháp như sau:
Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tùy theo tiến triển của bệnh, thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị bởi một phương pháp duy nhất hoặc phối hợp nhiều phương pháp với nhau.
Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến bao gồm:
Phẫu thuật
Phẫu thuật được coi là biện pháp điều trị chính cho ung thư tuyến nước bọt. Bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ hết các tế bào ung thư thông qua quá trình phẫu thuật. Mức độ loại bỏ sẽ phụ thuộc vào độ lớn của khối u cũng như mức độ xâm lấn của khối u đến các mô xung quanh.
Trong nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết xung quanh cổ nếu khối ung thư đã phát triển và xâm lấn vào hệ bạch huyết.
Nhìn chung thì phẫu thuật để lại nhiều di chứng do khối u thường gần mắt, lưỡi, não, các dây thần kinh mặt,… Nhiều trường hợp bệnh nhân phải loại bỏ các mô chứa các dây thần kinh mặt khi phẫu thuật dẫn đến thay đổi lớn gương mặt của bệnh nhân.
Bệnh nhân sau phẫu thuật có thể bị mất kiểm soát các cơ, yếu cơ, tê liệt cơ ở vùng mặt và cổ, mất kiểm soát lưỡi, gặp khó khăn khi nói, nuốt, và hít thở,… Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể bị cắt bỏ một phần khuôn mặt như má, hàm hoặc bắt buộc phải dùng các biện pháp mở khí quản để hỗ trợ thở,…. Các thương tổn này thường là vĩnh viễn và khó hồi phục.
Biến dạng khuôn mặt sau phẫu thuật
Xạ trị
Nếu khối u không thể phẫu thuật hoặc không thể loại bỏ hoàn toàn nhờ phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ được cân nhắc điều trị bằng biện pháp xạ trị.
Tuy có thể diệt nhanh tế bào ung thư mà không tổn hại nhiều đến gương mặt của bệnh nhân nhưng cũng đem lại nhiều tác dụng không mong muốn như khô miệng, buồn nôn, mất khẩu vị, giảm thính giác,…
Đặc biệt bệnh nhân xạ trị cần phải chú ý đến nguy cơ phát triển một khối ung thư khác sau xạ trị. Các trường hợp ung thư sau xạ trị vùng cổ và mặt thường gặp là ung thư tuyến giáp và tuyến cận giáp. Bệnh nhân cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm vấn đề này.
Hóa trị
Hóa trị thường không được sử dụng nhiều để điều trị ung thư tuyến nước bọt. Hóa trị có thể được cân nhắc đến khi ung thư đã di căn và xâm lấn các cơ quan khác của cơ thể.
Điều trị hỗ trợ
Điều trị hỗ trợ rất quan trong trước, trong và sau quá trình điều trị ung thư. Điều trị hỗ trợ giúp giảm nhẹ các vấn đề của ung thư cũng như các tác dụng không mong muốn của các biện pháp điều trị.
Các biện pháp điều trị hỗ trợ bao gồm:
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về ung thư tuyến nước bọt. Mong rằng bài viết đã mang lại những hiểu biết nhất định của bạn đọc về căn bệnh ung thư này.