Top 15 loại trái cây tốt cho bệnh nhân ung thư đại tràng
Chế độ ăn uống phù hợp rất quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì để hỗ trợ phục hồi sức khỏe và chống chọi lại căn bệnh nguy hiểm này? Tham khảo ngay danh sách 15 loại quả dưới đây nhé!
Ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì?
1. Chuối
Chuối không rất tốt những người gặp vấn đề khó nuốt. Bên cạnh đó chúng còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào do chứa nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng chất như Magie, Canxi , Kali, Sắt, Phospho, Iốt,...
Giá trị dinh dưỡng của chuối khá phong phú. Cứ 100g thịt chuối chứa:
-
Năng lượng: 96 calo
-
Carbohydrate: 23,9 gram
-
Chất xơ: 2,6 gram
-
Protein: 1,1 gram
-
Chất béo: 0,2 gram
-
Vitamin C: 8,7 mg
-
Vitamin B6: 0,4 mg
-
Kali: 358 mg
Chuối chứa một lượng lớn kali - đây là chất có vai trò quan trọng trong duy trì cân bằng nước và điện giữa các tế bào, đồng thời giúp điều hòa nhịp tim và chức năng của cơ.
Trong chuối còn chứa một loại chất xơ là pectin, chất này đã được chứng mình có khả năng ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của các tế bào ung thư đại tràng. Đặc biệt, chuối có cấu trúc mềm và dễ tiêu hóa, có thể giúp giảm táo bón, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và duy trì sự cân bằng đường huyết.
Quả chuối
2. Việt quất
Việt quất là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và có hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng. Trong 100g Việt quất chứa:
-
Năng lượng: 57 calo
-
Carbohydrate: 14,000 mg
-
Chất xơ: 2,400 mg
-
Protein: 700 mg
-
Chất béo: 300 mg
-
Vitamin C: 9,700 mg
-
Vitamin K: 19,300 mg
-
Mangan: 300 mg
-
Kali: 77,000 mg
Không chỉ có hương vị thơm ngon, việt quất rất giàu chống oxy hóa như anthocyanin và vitamin C. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn hại của các gốc tự do, giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài ra, việt quất còn chứa một lượng lớn các chất chống vi khuẩn và chất chống viêm. Chúng có thể giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây tổn thương từ ung thư và liệu pháp điều trị.
Việt quất
3. Quả lê
Lê là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung chế độ ăn lành mạnh và đa dạng bởi chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100g lê chứa:
-
Năng lượng: 57 calo
-
Carbohydrate: 15 gram
-
Chất xơ: 3,1 gram
-
Protein: 0,4 gram
-
Chất béo: 0,2 gram
-
Vitamin C: 4,1 mg
-
Vitamin K: 0,8 mcg
-
Kali: 119 mg
Lê giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm tác động của tạp chất và chất độc lên đường ruột, hỗ trợ sự di chuyển của chất thải trong ruột và giảm nguy cơ táo bón cho người ung thư đại tràng.
Đặc biệt lê chứa nhiều chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C, quercetin và catechin, giúp tăng sinh sản xuất các kháng thể miễn dịch và cải thiện sự phản ứng miễn dịch của cơ thể, đồng thời giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu và tăng lượng cholesterol tốt (HDL).
Quả lê
4. Táo
Táo là một loại hoa quả phổ biến có lợi cho việc phục hồi sức khỏe ở bệnh nhân ung thư. Vì vậy đây là một loại quả nằm trong danh sách câu trả lời cho ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì.
Giá trị dinh dưỡng trong 150gram táo:
-
Năng lượng: 77 calo
-
Carbohydrate: 20,5 gram
-
Chất xơ: 4,4 gram
-
Protein: 0,4 gram
-
Chất béo: 0,4 gram
-
Vitamin C: 8,4 mg
-
Kali: 134 mg
Táo chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid, quercetin và catechin, chúng có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, giảm thiểu tác động oxi hóa và bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ phát triển và lan rộng của tế bào ung thư đại tràng. Bên cạnh đó sử dụng táo hằng ngày còn giúp bảo vệ niêm mạc ruột và giảm nguy cơ táo bón.
Quả táo
5. Cam
Cam là loại quả quen thuộc và được nhiều người ưa thích bởi nó không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào. Bạn có thể bất ngờ bởi hàm lượng dinh dưỡng trong 100gr quả cam:
-
Năng lượng: 48 kcal
-
Nước: 87,6g
-
Carotene (một loại vitamin chống oxy hóa): 1,104 microgram
-
Vitamin C: 30mg
-
Tinh bột: 10,9g
-
Kali: 93mg
-
Canxi: 26mg
-
Natri: 4,5mg
-
Magnesium: 9mg
-
Chromium: 7mg
-
Phospho: 20mg
-
Sắt: 0,32mg
-
Chất xơ: 0,3g
Hàm lượng vitamin C trong cam đã được nghiên cứu về về khả năng giảm sự phát triển và xâm lấn của tế bào ung thư. Vitamin C còn có tác dụng chống viêm, ức chế đông máu và chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào. Cùng với đó các thành phần kali, canxi, sắt,... được tìm thấy trong cam còn có tác dụng giảm mệt mỏi và nguy cơ thiếu máu do hóa trị ung thư đại tràng.
Quả cam
6. Bưởi
Khi nhắc tới ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì thì tuyệt đối không thể bỏ qua bưởi. Đầu tiên, phải kể tới giá trị dinh dưỡng mà bưởi mang lại. Cụ thể trong 200g bưởi có chứa:
-
Năng lượng: 42 kcal
-
Protein: 0,77g
-
Chất béo: 0,14g
-
Chất xơ: 1,70g
-
Carbohydrate: 10,7g
-
Các loại vitamin:
-
Vitamin A: 1150 IU
-
Vitamin B1: 0,043 mg
-
Vitamin B2: 0,031 mg
-
Vitamin B3: 1,204 mg
-
Vitamin B5: 0,262 mg
-
Vitamin B6: 0,053 mg
-
Vitamin C: 31,2 mg
-
Vitamin E: 0,13 mg
-
-
Các khoáng chất:
-
Canxi: 22 mg
-
Magie: 9 mg
-
Kali: 135 mg
-
Sắt: 0,08 mg
-
Đồng: 0,032 mg
-
Kẽm: 0,07 mg
-
Mangan: 0.022 mg
-
Selen: 0,1 μg
-
Phốt pho: 18 mg
-
Bưởi không chỉ cung cấp các vitamin, khoáng chất mà còn rất giàu bioflavonoid giúp ngăn ngừa ung thư và giảm ung thư đường ruột như ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu khác được thực hiện cũng chỉ ra Furanocoumarins có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe xương, chống viêm và sự phát triển của tế bào ung thư.
Quả bưởi
7. Chanh
Chanh có vị chua, hương thơm đặc trưng, cung cấp lượng vitamin, khoáng và chất chống oxy hóa dồi dào. Trong 100g chanh tươi có chứa hàm lượng dinh dưỡng:
-
Năng lượng: 30 kcal
-
Chất béo: 0,2g
-
Carbohydrate: 10,5g
-
Chất đạm: 0,7g
-
Chất xơ: 2,8g
-
Canxi: 33g
-
Magie: 6mg
-
Kali: 102mg
-
Phospho: 18mg
-
Kẽm: 0,11mg
-
Thiamin: 0,03mg
-
Vitamin C: 29,1mg
-
Vitamin B6: 0,0043mg
Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chanh có khả năng ngăn chặn sự phát triển hoặc lây lan của tế bào ung thư, bao gồm ung thư đại tràng, tuyến tụy, cổ họng,... Tác dụng này đa phần đến từ hàm lượng vitamin C, carotenoid và α-tocopherol (một loại vitamin E) dồi dào từ quả chanh. Những hoạt chất này vừa giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và cả nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đặc biệt, chanh còn chứa flavonoid chống oxy hóa, ngăn chặn sự biểu hiện của các gen thúc đẩy ung thư đại tràng tiến triển.
Quả chanh
8. Quả lựu
Nếu được hỏi ung thư đại tràng ăn hoa quả gì thì bạn đừng bỏ qua quả lựu nhé. Không chỉ có tác dụng với tế bào ung thư mà nó còn giúp giảm các tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại tràng. Cụ thể giá trị dinh dưỡng có trong 100g lựu:
-
Năng lượng: 83 kcal
-
Carbohydrate: 18,70 g
-
Chất xơ: 4g
-
Protein: 1,67 g
-
Chất béo: 1,17 g
-
Các loại vitamin:
-
Vitamin B1: 0,067 mg
-
Vitamin B2: 0,052 mg
-
Vitamin B3: 0,293 mg
-
Vitamin C: 10,2 mg
-
Vitamin E: 0,60 mg
-
Vitamin K: 16,4 μg
-
-
Các khoáng chất:
-
Canxi: 10 mg
-
Magie: 12 mg
-
Kali: 236 mg
-
Natri: 3 mg
-
Sắt: 0,30 mg
-
Kẽm: 0,35 mg
-
Đồng: 0,158 mg
-
Mangan: 0,119 mg
-
Phospho: 36 mg
-
Selen: 0,5 μg
-
Lựu có chứa các hoạt chất như acid ellagic, tannin và anthocyanin, có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn chặn các tế bào ung thư. Ngoài ra, có nghiên cứu cho thấy ăn lựu giúp cải thiện khả năng tập trung, trí nhớ và đặc biệt là giảm đau khớp, những tác dụng phụ của hóa trị ung thư.
Quả lựu
9. Dâu tằm
Dâu tằm cũng nằm trong danh sách ung thư trực tràng nên ăn hoa quả gì bởi thành phần dinh dưỡng của nó. Trong 100g dâu tằm tươi có chứa:
-
Năng lượng: 43 kcal
-
Nước: 88%
-
Đường: 8,1g
-
Chất xơ: 1,7g
-
Chất béo: 0,4g
-
Carbohydrate: 9,8g
Dâu tằm có chứa nhiều hợp chất như anthocyanins, phytonutrient, polyphenolic, các vitamin,... Đây đều là những hoạt chất có khả năng chống hình thành các gốc tự do có hại cho tế bào khỏe mạnh. Nhờ đó, ngăn ngừa, kiểm soát cũng như đẩy lùi các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư tuyến giáp, ung thư da và ung thư tuyến tiền liệt.
Các vitamin trong dâu tằm còn có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu do tác dụng phụ của điều trị ung thư. Hơn nữa, dâu tằm có chứa lignin, một loại chất xơ thực vật có tác dụng tăng cường miễn dịch và tiêu diệt tế bào ác tính. Các nghiên cứu đang được thực hiện để khẳng định chính xác hơn về tác dụng của dâu tằm với bệnh ung thư.
Dâu tằm
10. Dâu tây
Dâu tây còn được ví như những “viên đá quý màu đỏ” mà thiên nhiên dành tặng cho sức khỏe con người. Bởi giá trị dinh dưỡng và những tác dụng mà nó mang lại.
Trong 100gr dâu tây tươi có chứa:
-
Năng lượng: 32 kcal
-
Nước: 91%
-
Protein: 0,7g
-
Carbohydrate: 7,7g
-
Chất xơ: 2g
-
Chất béo: 0,3g
-
Đường: 4,9g
Đã có các nghiên cứu chứng minh axit ellagic và ellagitannin trong dâu tây có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Trong loại quả này còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho quá trình hỗ trợ ức chế tế bào ác tính phát triển và phục hồi sức khỏe. Có thể kể tới các vitamin như vitamin C, kali, pelargonidin hay mangan,...
Người bệnh ung thư đại tràng thường gặp các vấn đề về ăn uống như chán án, ăn không ngon, buồn nôn, nôn,... Vị chua chua ngọt ngọt của dâu tây kích thích vị khác của bệnh nhân, giúp họ ăn uống ngon miệng hơn. Vì thế dâu tây được các chuyên gia xếp vào danh sách trả lời cho ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì.
Dâu tây
11. Cherry
Cherry hay quả anh đào thuộc họ Rosaceae, hình trái tim, vỏ căng mọng, trơn nhẵn và có cuống xanh, dài. Tên gọi của loại quả này bắt nguồn từ “cerise” trong tiếng Pháp. 100g cherry cung cấp khoảng:
-
Năng lượng: 63 kcal
-
Carbohydrate: 16g
-
Chất xơ: 2g
-
Chất béo: 0,2g
-
Đường: 13g
-
Chất đạm: 1,1g
-
Vitamin C: 7mg
-
Sắt: 0,4mg
Cherry cũng chứa nhiều vitamin C, kali, đồng và các chất chống oxy hóa như beta carotene, lutein, zeaxanthin. Với các thành phần trên, cherry không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có khả năng chống oxy hóa, loại bỏ các tế bào ung thư. Một nghiên cứu quan sát trên chuột cho thấy những hợp chất trong quả cherry đã làm giảm sự phát triển của ung thư đại tràng.
Quả cherry
12. Đu đủ chín
Đu đủ chín là loại quả thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Đây cũng là một loại quả giải đáp cho thắc mắc ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g đu đủ chín bao gồm:
-
Năng lượng: 62 kcal
-
Carbohydrate: 16g
-
Chất béo: 0,4g
-
Chất xơ: 2,5g
-
Đường: 11g
-
Chất đạm: 0,7g
-
Natri: 11,6mg
-
Kali: 2,69g
-
Vitamin A: 0,0682g
-
Vitamin B9: 0.0537g
-
Vitamin C: 0,883g
-
Beta caroten: 0,3973mg.
-
Lycopene: 2,6506mg
Các nghiên cứu đã chỉ ra thành phần lycopene trong đu đủ có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Đu đủ còn rất có lợi cho bệnh nhân điều trị ung thư bởi nó hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng, thuận lợi. Đặc biệt là có thể khắc phục chứng táo bón thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng.
Đu đủ chín
13. Quả bơ
Trong quả bơ có chứa lượng vitamin và chất xơ dồi dào, rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời bơ cung cấp nguồn năng lượng rất lớn lại dễ tiêu hóa.
Cụ thể, trong 100g bơ có chứa:
-
Năng lượng: 160kcal
-
Nước: 73,2g
-
Carbohydrate: 8,53g
-
Chất béo: 14,7g
-
Chất đạm: 2g
-
Chất xơ: 6,7g
-
Canxi: 12mg
-
Magie: 29mg
-
Natri: 7mg
-
Vitamin A: 146 IU
-
Vitamin C: 10mg
-
Vitamin E: 2,07g
-
Vitamin K: 21 mcg
Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như trên nhưng bơ lại rất mềm và dễ tiêu hóa. Khi ăn bơ, người bệnh được cung cấp một lượng lớn chất xơ giúp giảm bớt các triệu chứng táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu. Lúc này đại tràng được giảm bớt gánh nặng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, nhờ đó hỗ trợ cải thiện đau nhức, sưng viêm do ung thư đại tràng.
Hơn nữa bơ còn chứa nhiều thành phần khác như sắt, canxi, magie, kẽm, protein và các chất béo lành mạnh. Những hoạt chất này có thể kích thích quá trình tái tạo tế bào, cải thiện sức khỏe xương khớp và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư.
Quả bơ
14. Xoài
Sở dĩ quá xoài nằm trong danh sách những loại hoa quả bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn bởi giá trị dinh dưỡng của nó. Cụ thể trong 100g xoài chứa:
-
Năng lượng: 60 kcal
-
Chất đạm: 0,82g
-
Chất xơ: 1,60 g
-
Chất béo: 0,38g
-
Carbohydrate: 15g
-
Vitamin A: 180 IU
-
Vitamin C: 36,4mg
-
Vitamin E: 180 IU
-
Canxi: 18mg
-
Sắt: 0,23mg
-
Magie: 22mg
-
Kẽm: 0,15mg
-
Đồng: 0,230mg
-
Kali: 417mg
-
Natri: 2mg
-
Phốt pho: 11mg
-
Mangan: 0,15mg
-
Selen: 0,6 μg
Lượng chất xơ trong quả xoài khi đi vào cơ thể có thể tạo điều kiện sản sinh các acid béo dạng chuỗi ngắn. Acid béo này có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng nuôi dưỡng tế bào, cơ quan trong cơ thể. Người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn, giảm mệt mỏi, uể oải và các tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
Quả xoài
15. Quả sung
Quả sung có hương vị độc đáo lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tim và mạch máu, vì thế được rất nhiều người ưu thích. Giá trị dinh dưỡng trong 100g quả sung tươi:
-
Năng lượng: 74 kcal
-
Protein: 0,75g
-
Chất xơ: 2,9g
-
Lipid: 0,3g
-
Đường: 16,26g
-
Canxi: 35mg
-
Magie: 17mg
-
Sắt: 0,37mg
-
Kali: 232mg
-
Phospho: 14mg
-
Vitamin C: 2mg
-
Vitamin A: 7 mcg
-
Vitamin K: 4,7 mcg
-
Folate: 6 mcg
-
Choline: 4,7mg
-
Beta - caroten: 85 mcg
-
Lutein và zeaxanthin: 9mcg
Quả sung có vị chát và chứa nhiều vitamin C, chất xơ, không chỉ có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, kháng viêm mà còn có thể tiêu diệt các gốc tự do có hại trong cơ thể. Người bệnh có thể dùng quả sung để làm món ăn hàng ngày, cải thiện các triệu chứng của bệnh. Đừng bỏ quên loại quả này trong danh sách ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì nhé!
Một số loại hoa quả không nên ăn chung với nhau
16. Người mắc ung thư đại tràng nên ăn bao nhiêu trái cây trong 1 ngày?
Việc ăn bao nhiêu trái cây trong một ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động và sức khỏe chung. Tuy nhiên, nên ăn ít nhất 2-3 phần trái cây mỗi ngày (một phần trái cây tương đương 80gram). Cụ thể:
-
Trái cây size nhỏ: Một phần trái cây bao gồm là 2 quả nhỏ trở lên. Ví dụ: 2 quả kiwi, 10 quả việt quất, 7 quả dâu tây, 8 quả cherry,...
-
Trái cây size vừa: Một phần trái cây có thể là nửa quả táo, 1 quả chuối, nửa quả lê, 1 quả cam…
-
Trái cây size lớn: Một phần có thể là nửa quả bưởi, 1 lát đu đủ, 1 lát dưa gang (cắt khúc 5cm), 1 lát dứa lớn hoặc 2 lát xoài (cắt khúc 5cm).
-
Hoa quả sấy khô: Một phần trái cây sấy khô là khoảng 30g.
-
Nước ép/sinh tố trái cây: Một phần tương đương với 1 cốc nước ép/sinh tố. Mỗi ngày chỉ nên uống dưới 150ml nước ép/sinh tố.
Xem thêm: Bị bệnh ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì thì tốt?
17. Những loại hoa quả không nên ăn chung với nhau
Bổ sung các loại trái cây phong phú là hết sức cần thiết cho cơ thể bệnh nhân ung thư đại tràng. Tuy nhiên khi ăn hoa quả, chúng ta thường có thói quen kết hợp nhiều loại hoa quả khác nhau trong một bữa ăn hoặc món tráng miệng mà không biết rằng một số loại hoa quả khi kết hợp cùng nhau lại có thể gây khó tiêu, tác động đến quá trình tiêu hóa, hay gây khó chịu cho dạ dày.
Một số loại hoa quả không nên ăn chung với nhau
Dưới đây là một số lưu ý về việc kết hợp hoa quả:
-
Quả chua (táo, cam, nho chua,...) và quả ngọt (dưa hấu, xoài, chuối,...): Quả chua có tính axit cao, trong khi quả ngọt có hàm lượng đường cao. Kết hợp quả chua với quả ngọt có thể tăng khả năng hình thành chất axit trong cơ thể, gây tăng acid uric và tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về hệ tiêu hóa.
-
Quả chua (cam, kiwi, bưởi chua,...) và quả chứa nhiều acid (dứa, táo): Kết hợp giữa quả chua và quả chứa nhiều acid có thể tạo ra một hỗn hợp axit mạnh, gây khó tiêu, đau bụng, chướng bụng, hoặc tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày và thực quản.
-
Quả có chất gây dị ứng (dứa, kiwi) và quả có tác động kháng histamin (táo, dưa hấu): Kết hợp giữa quả có chất gây dị ứng và quả có tác động kháng histamin có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc tăng cường triệu chứng dị ứng cho những người nhạy cảm.
18. Lưu ý khi sử dụng trái cây
Người ung thư đại tràng tiêu thụ những trái cây tốt cho sức khỏe là điều được khuyến cáo. Tuy nhiên việc lựa chọn và sử dụng chúng cho đúng cách cũng cần được lưu tâm. Hãy tham khảo một số lưu ý nhỏ bên dưới:
-
Tránh ăn trái cây ngay sau ăn do trái cây sẽ không được tiêu hóa luôn mà bị lưu lại trong dạ dày, lượng đường cao trong một số loại quả sẽ bị lên men gây chướng hơi, đầy bụng và thậm chí buồn nôn. Ở bệnh nhân điều trị ung thư đại tràng, việc này sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn do hóa trị ở người bệnh. Vì vậy nên ăn hoa quả sau bữa ăn 1 tiếng, không ăn lúc chuẩn bị đi ngủ. Hơn nữa việc ăn trái cây sau ăn 1 tiếng giúp cơ thể hấp thu các vitamin từ trái cây tốt hơn.
-
Khi lựa chọn trái cây, đảm bảo trái cây sạch, tươi mới, không chứa thuốc trừ sâu hay chất bảo quản, không hư hỏng dập nát.
-
Trước khi ăn, ngâm rửa trái cây với nước muối để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Sau khi gọt nên dùng luôn, tránh để lâu sẽ bị hư hỏng, sinh độc tố.
-
Nên kết hợp trái cây và rau củ quả để tăng cường dưỡng chất và đa dạng về thực đơn cho người bệnh lựa chọn.
-
Hạn chế ăn những loại trái cây có lượng đường cao như nho, dứa, chôm chôm, dừa,...vì nó có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.
Người ung thư đại tràng khi lựa chọn và tiêu thụ những loại trái cây nhất định sẽ giúp nâng cao sức khỏe đặc biệt trong quá trình điều trị căn bệnh hiểm ác này. Hy vọng những thông tin về ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì qua bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn. Mọi thắc mắc về bệnh ung thư đại trực tràng và sản phẩm King Fucoidan & Agaricus, bạn có thể liên hệ với các Chuyên gia qua hotline miễn cước 1800 0069 (trong giờ hành chính) hoặc số 0243 9963 961 (ngoài giờ hành chính)
Chia sẻ bài viết với bạn bè: Facebook Google
King Fucoidan và Agaricus - Miễn dịch khỏe mạnh, hóa xạ nhàn tênh
TPBVSK – King Fucoidan & Agaricus ( Fucoidan Vua) là sự kết hợp tuyệt vời giữa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku từ vùng biển Okinawa Nhật Bản, một loại tảo có hàm lượng fucoidan và hàm lượng nhóm sulfate trong phân tử cao nhất. Cùng với đó là Betaglucan 1.3 và Betaglucan 1.6 từ nấm Agaricus mang lại các công dụng:
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và trung hòa các gốc tự do
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất độc hại
- Hỗ trợ bảo vệ gan
- Hỗ trợ chống lão hóa cho cơ thể
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị ung thư
- Người trưởng thành có khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc muốn nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh tật
- Người cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus
King Fucoidan & Agaricus (Fucoidan Vua) là sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP Nhật Bản, được phân phối tại Việt Nam bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cysina.
Địa chỉ: Số 16 - Liền kề 6A - Làng Việt kiều châu Âu, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Hotline: 1800 0069
Giấy xác nhận nội dung quảng số 1039/2020/XNQC.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
NÊN CHỌN KING FUCOIDAN
- 01Sản phẩm có chứng nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
- 02Đội ngũ tư vấn chuyên môn cao, giải đáp miễn phí 24/7.
- 03Dòng Fucoidan tiên phong được yêu thích số 1 Việt Nam.