Ung thư dạ dày có chữa được không? Điều trị bằng phương pháp nào?

Ung thư dạ dày là căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong nhanh nếu đã đến giai đoạn cuối. Thêm nữa, bệnh có khả năng xảy ra trong mọi độ tuổi mọi giới tính, tuy nhiên nam giới sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn phụ nữ. Thế thì ung thư dạ dày có chữa được không? Có những cách điều trị nào thường áp dụng hiện nay? Cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau.

1. Người mắc bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày là bệnh lý bắt đầu từ bất kỳ vị trí nào bên trong hoặc thành dạ dày. Do vậy, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí ung thư khởi phát trong dạ dày. Một số loại ung thư dạ dày thường gặp nhất là:

  • Ung thư biểu mô tuyến: bệnh bắt đầu từ các tế bào tuyến trong niêm mạc dạ dày;

  • Khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST): là dạng sarcoma mô mềm và chúng bắt đầu từ thành dạ dày;

  • Khối u lympho không Hodgkin: dạng ung thư xuất phát từ các tế bào của hệ thống miễn dịch trong dạ dày;

  • Ung thư nội tiết thần kinh: khối u có thể bắt đầu trong các tế bào hormone trong dạ dày.

ung thư dạ dày có chữa được không

Giải đáp câu hỏi ung thư dạ dày có chữa được không?

Để trả lời cho câu hỏi ung thư dạ dày có chữa được không, thì bệnh sẽ điều trị hiệu quả cao và có cơ hội chữa dứt điểm nếu bệnh nhân còn ở giai đoạn sớm. Ngược lại, khi đã phát hiện ở giai đoạn cuối thì khó có thể chữa khỏi 100%, lúc này bác sĩ sẽ phối hợp các phương pháp khác nhau nhằm cải thiện triệu chứng và tăng thêm thời gian sống cho người bệnh.

Ở mọi trường hợp, một nhóm chuyên gia y bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn và cấp độ ung thư của một người. Có thể chỉ định một hoặc nhiều phương pháp điều trị khác nhau bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu. 

2. Tổng quan về điều trị ung thư dạ dày theo giai đoạn

Theo hệ thống phân đoạn ung thư TNM, bệnh ung thư dạ dày sẽ được chia thành 5 giai đoạn từ 0-4. Tùy vào mỗi thời kỳ mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị khác nhau. Dưới đây là tổng quan về các phương pháp áp dụng điều trị cho người ung thư dạ dày.

Giới thiệu phương pháp điều trị ung thư dạ dày từ giai đoạn 0-4

2.1. Giai đoạn 0

Ở giai đoạn bệnh còn rất sớm, phương pháp điều trị chính sẽ là phẫu thuật loại bỏ niêm mạc dạ dày. Khi đó, bệnh nhân được loại bỏ các khu vực bất thường trong niêm mạc dạ dày thông qua một ống được gọi là nội soi. Đây còn được gọi là phương pháp cắt bỏ niêm mạc nội soi (EMR). 

2.2. Giai đoạn 1

Cũng tương tự như giai đoạn 0, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính yếu cho ung thư dạ dày giai đoạn 1. Đa phần trường hợp, bệnh nhân có thể phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần dạ dày.

Đối với ung thư thời kỳ sớm như giai đoạn 1, có thể phẫu thuật bằng một ống mềm mỏng (ống nội soi) để loại bỏ ung thư khỏi niêm mạc dạ dày. Đây được gọi là EMR - phương pháp cắt bỏ niêm mạc nội soi. Và ngoài ra, người bệnh sẽ không cần kết hợp thêm phương pháp điều trị nào khác.

2.3. Giai đoạn 2 và 3 

Ung thư dạ dày giai đoạn 2, ung thư dạ dày giai đoạn 3, người bệnh thường phải phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần dạ dày. Đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ hóa trị trước và sau phẫu thuật nhằm giảm kích thước khối u. Với ca bệnh chưa hóa trị trước khi phẫu thuật thì có thể áp dụng hóa trị kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật hoặc hóa trị sau khi phẫu thuật. 

2.4. Giai đoạn 4

giai đoạn cuối, việc điều trị đa phần nhằm mục đích kiểm soát ung thư và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp như: hóa trị liệu; xạ trị; kiểm soát triệu chứng, ví dụ điều trị để giúp nuốt thức ăn dễ hơn; thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu trastuzumab (Herceptin) cho các bệnh ung thư dương tính protein HER2.

4 giai đoạn ung thư dạ dày ứng với những cách điều trị khác nhau

3. Một số xét nghiệm chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được thực hiện một số xét nghiệm giúp chẩn đoán ung thư dạ dày, hoặc để xem mức độ lớn của khối và liệu nó đã di căn hay chưa. Điều này sẽ hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ quyết định người bệnh sẽ cần áp dụng phương pháp điều trị nào.

3.1. Tổng hợp các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày

Thông thường, nhiều người sẽ gặp trao đổi với bác sĩ gia đình nếu nhận thấy có những triệu chứng bất thường. Sau khi khám và nhận thấy biểu hiện đáng ngờ, bác sĩ sẽ giới thiệu các xét nghiệm chẩn đoán hoặc khuyên nhủ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Theo đó, để giúp phát hiện bệnh chính xác thì một số xét nghiệm chẩn đoán sẽ được tiến hành, cụ thể đó là:

  • Nội soi: cách kiểm tra và xem xét bên trong cơ thể của một người, bác sĩ sẽ lấy mẫu ở bất kỳ khu vực nào có dấu hiệu bất thường (sinh thiết) trong quá trình nội soi;

  • Siêu âm qua nội soi (EUS): là cách giúp biết chính xác kích thước khối u và liệu chúng đã di căn hay chưa;

  • Chụp CT: tiến hành chụp CT dạ dày , ngực và khu vực giữa hông (xương chậu) để tìm vị trí ung thư và phát hiện sự di căn;

  • Chụp PET-CT: khi kết hợp chụp CT và PET có thể cho biết ung thư đang ở vị trí nào và liệu có di căn hay không;

  • Nội soi ổ bụng: là một phẫu thuật nhỏ để quan sát bên trong bụng và đánh giá ung thư dạ dày đã di căn hay chưa.

Một số xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh ung thư dạ dày

3.2. 3 phương pháp chính trong điều trị ung thư dạ dày

Nói chung, điều trị ung thư dạ dày sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, sự di căn và sức khỏe chung của bệnh nhân. Thông thường, có 3 phương pháp sẽ được áp dụng chính trong phác đồ chữa trị ung thư dạ dày: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

3.2.1. Phẫu thuật

Hiện nay, loại phẫu thuật được áp dụng cho từng bệnh nhân cụ thể sẽ cần tùy thuộc vào vị trí ung thư trong dạ dày. Dưới đây là 3 kỹ thuật khác nhau ứng với mỗi trường hợp, cụ thể là:

  • Cắt niêm mạc nội soi: Đây là phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bất thường hoặc khối ung thư từ các lớp niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ dành cho những bệnh ung thư trong giai đoạn rất sớm với khối u nhỏ.

  • Phẫu thuật cắt bỏ: Là kỹ thuật có thể phải cắt bỏ một phần dạ dày, toàn bộ phần dạ dày hoặc cắt bỏ thực quản. Bác sĩ cũng sẽ cân nhắc loại bỏ một số hạch bạch huyết gần đó để giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát.

  • Phẫu thuật giảm triệu chứng: Phẫu thuật giúp làm giảm các triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối nếu khối u đang gây tắc nghẽn.

Trong nhiều ca bệnh thì phẫu thuật là cách điều trị chính của ung thư dạ dày

3.2.2. Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ở nhiều ca bệnh nói chung, có thể áp dụng hóa trị như một phần trong quá trình điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối.

Theo đó, bệnh nhân có thể phải hóa trị trước hoặc sau phẫu thuật ung thư dạ dày. Hiện nay, các loại thuốc hóa trị phổ biến cho bệnh ung thư dạ dày có thể kể đến như: fluorouracil, docetaxel, oxaliplatin, capecitabine, cisplatin và epirubicin. Người bệnh sẽ thường phải hóa trị 3 tuần/lần, với thời gian 3 tuần là một chu kỳ và sẽ thực hiện liên tục từ 3-6 chu kỳ hóa trị.

Thông thường, phác đồ hóa trị là sự kết hợp của 2 hoặc 3 loại thuốc, phổ biến nhất là:

  • Epirubicin, cisplatin và capecitabine (ECX);

  • Epirubicin, cisplatin và fluorouracil (ECF);

  • Fluorouracil, axit folinic, oxaliplatin và docetaxel (FLOT);

  • Epirubicin, oxaliplatin và capecitabine (EOX);

  • Epirubicin, oxaliplatin và fluorouracil (EOF);

  • Oxaliplatin, fluorouracil và axit folinic (FOLFOX).

Phác đồ hóa trị tham khảo cho bệnh nhân ung thư dạ dày

3.2.3. Xạ trị

Xạ trị nghĩa là sử dụng sóng năng lượng cao (tia X) nhằm triệt tiêu tế bào ung thư. Trong các giai đoạn từ 0-4 của ung thư dạ dày, xạ trị cũng vì thế mà khác nhau cho mỗi bệnh nhân.

Khi xạ trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu, nghĩa là ung thư chưa di căn, ở đây bác sĩ sẽ áp dụng xạ trị ngoài chiếu chùm tia xạ trị vào khối ung thư từ một thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên, xạ trị không phải là phương pháp phổ biến đối với ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Nhưng có thể áp dụng kết hợp với hóa trị liệu sau phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.

Với xạ trị ung thư giai đoạn cuối, xạ trị sẽ giúp thu nhỏ khối ung thư, giảm các triệu chứng như chảy máu và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Tóm lại, ở giai đoạn này thì xạ trị có thể thu nhỏ khối u nếu chúng gây tắc nghẽn, kiểm soát cơn đau, ngăn chặn hoặc giảm chảy máu từ dạ dày.

2 trường hợp xạ trị cho ung thư dạ dày giai đoạn đầu và cuối

4. Bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Khi một người được chẩn đoán đã mắc bệnh ung thư dạ dày từ giai đoạn 0-4, thường sẽ dựa vào tỷ lệ sống sau 5 năm để biết được thời gian còn lại của bản thân. Theo đó, tỷ lệ sống sau 5 năm được lấy từ cơ sở dữ liệu của Chương trình SEER - Viện Ung thư Quốc gia nhằm tăng thêm độ chính xác của số liệu thống kê.

Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng tỷ lệ phần trăm này sẽ bao gồm tất cả mọi người bị ung thư dạ dày và ở bất cứ giai đoạn nào. Hơn nữa, giai đoạn ung thư dạ dày cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến tiên lượng. Trên thực tế, giai đoạn ung thư dạ dày tại thời điểm chẩn đoán càng thấp thì tỷ lệ sống và tiên lượng càng tốt.

Hóa trị, xạ trị và phẫu thuật cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Theo NCI - Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ công bố tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư dạ dày theo từng 4 giai đoạn như sau:

  • Tỷ lệ sống sót sau năm năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn 1A là 71% và 1B là 57%;

  • Tỷ lệ sống sót sau năm năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn 2B là 46% và 2B là 33%;

  • Tỷ lệ sống sót sau năm năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn 3A là 20%, 3B là 14% và IIIC là 9%;

  • Tỷ lệ sống sót sau năm năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn 4 là 4%.

Vậy là bài viết đã giải đáp thắc mắc về bệnh ung thư dạ dày chữa được không và giới thiệu 3 phương pháp điều trị chính của bệnh. Với những thông tin quan trọng trên đây, mong rằng bạn đọc đã nắm chính xác phần kiến thức hữu ích và đừng quên chia sẻ đến bạn bè hay người thân của mình. Đừng quên đón chờ các bài viết bổ ích khác về căn bệnh ung thư nói chung được cập nhật thường xuyên trên website của chúng tôi.

Để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn bạn có thể ĐĂNG KÝ TƯ VẤN hoặc GỌI NGAY HOTLINE MIỄN CƯỚC 24/7 18000069.

XEM THÊM>> Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành bệnh?

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Chia sẻ bài viết với bạn bè: Facebook Google

King Fucoidan và Agaricus - Miễn dịch khỏe mạnh, hóa xạ nhàn tênh

TPBVSK – King Fucoidan & Agaricus ( Fucoidan Vua) là sự kết hợp tuyệt vời giữa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku từ vùng biển Okinawa Nhật Bản, một loại tảo có hàm lượng fucoidan và hàm lượng nhóm sulfate trong phân tử cao nhất. Cùng với đó là Betaglucan 1.3 và Betaglucan 1.6 từ nấm Agaricus mang lại các công dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và trung hòa các gốc tự do
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất độc hại
  • Hỗ trợ bảo vệ gan
  • Hỗ trợ chống lão hóa cho cơ thể

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị ung thư
  • Người trưởng thành có khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc muốn nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh tật
  • Người cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

King Fucoidan và Agaricus - Fucoidan hỗ trợ miễn dịch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus

King Fucoidan & Agaricus (Fucoidan Vua) là sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP Nhật Bản, được phân phối tại Việt Nam bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cysina.

Địa chỉ: Tầng 5 - LK11A-01 KĐT mới Mỗ Lao - Phường Mỗ Lao - Quận Hà Đông - TP. Hà Nội

Hotline: 1800 0069

Giấy xác nhận nội dung quảng số 1039/2020/XNQC.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus

Đặt hàng

Gọi ngay tổng đài miễn cước để được tư vấn về sản phẩm

1800 0069

3 LÝ DO
NÊN CHỌN KING FUCOIDAN
  • 01
    Sản phẩm có chứng nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
  • 02
    Đội ngũ tư vấn chuyên môn cao, giải đáp miễn phí 24/7.
  • 03
    Dòng Fucoidan tiên phong được yêu thích số 1 Việt Nam.
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Viết bình luận

Nhập thông tin để tải sách

Hãy để lại thông tin của bạn. Các chuyên gia của chúng tôi có thể tư vấn thêm cho bạn về nội dung cuốn sách.