Phẫu thuật ung thư thực quản thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật ung thư thực quản là một trong những phương pháp điều trị chính được áp dụng cho nhiều trường hợp bệnh. Nếu phát hiện trong giai đoạn đầu khi khối u chưa di căn, phẫu thuật một phần hoặc toàn bộ thực quản sẽ được thực hiện để loại bỏ khối u, tăng hiệu quả điều trị. Để nắm kỹ hơn về thủ thuật này, mời bạn cùng theo dõi những thông tin quan trọng ngay trong những phần chính của bài viết.

1. Khi nào cần phẫu thuật ung thư thực quản?

Với những ca mắc ung thư thực quản, phương pháp phẫu thuật được ứng dụng phổ biến và nhất là giai đoạn khối u đang phát triển. Theo đó, những trường hợp cần được áp dụng thủ thuật này có thể kể đến như:

  • Khối u có kích thước nhỏ và chưa đi vào niêm mạc thực quản, bác sĩ sẽ tiến hành cắt u tại chỗ bằng nội soi với phương pháp EMR - cắt niêm hoặc ESD - dưới niêm.

  • Với người bệnh ở giai đoạn sau, có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ thực quản với một phần hoặc toàn bộ, sau đó kết hợp với hóa trị - xạ trị nếu cần thiết.

  • Khối u nằm đoạn trên hoặc giữa thực quản, có thể phẫu thuật cắt bỏ hết thực quản để chắc chắn loại bỏ hết các mô có tế bào ung thư.

  • Khối u ở vị trí phần dưới của thực quản, phẫu thuật loại bỏ một phần thực quản chứa tế bào ung thư, một phần dạ dày và một đoạn trên thực quản khoảng 15-20cm.

Những tình trạng và giai đoạn bệnh cần phải phẫu thuật ung thư thực quản

Bên cạnh đó, tùy theo thể trạng và giai đoạn bệnh mà bác sĩ chỉ định cách phẫu thuật thích hợp. Vì thế, chi phí phẫu thuật ung thư thực quản tại các bệnh viện sẽ nằm trong khoảng từ 35-40 triệu đồng. Ngoài ra, mức chi phí này cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như: bảo hiểm chi trả, nhu cầu chữa trị, bệnh viện công lập, bệnh viện tư hay quốc tế,...

GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHUYÊN SÂU

18000069

2. Phẫu thuật thực quản được thực hiện như thế nào?

Việc chỉ định phẫu thuật ung thư thực quản có thể tiến hành bằng các phương pháp như: mổ mở và mổ nội soi. Ngoài ra còn có thể mổ nạo vét hạch bạch huyết - đây là phương pháp được thực hiện cùng trong quá trình phẫu thuật ung thư thực quản nhằm loại bỏ hạch bạch huyết ở các khu vực lân cận, tránh các tế bào ung thư di căn/ khu trú tại đây. Mặt khác, chọn hình thức phẫu thuật cũng dựa trên tình trạng sức khỏe thực tế của bệnh nhân, kinh nghiệm và sở trường của nhóm bác sĩ, phẫu thuật viên.

2.1. Phẫu thuật thực quản mổ mở

Với thủ thuật mổ mở, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ một phần hoặc hết đoạn thực quản với một hoặc các vết rạch lớn ở cổ, ngực hoặc bụng. Trong đó, có hai cách phẫu thuật mở thường được áp dụng như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ thực quản mở ngực (TTE - transthoracic esophagectomy) với những vết rạch chính tại ngực và bụng bệnh nhân.

  • Phẫu thuật cắt bỏ thực quản không mở ngực (THE - transhiatal esophagectomy) với những vết rạch chính tại cổ và bụng bệnh nhân.

Phẫu thuật thực quản mở ngực và không mở ngực nhằm cắt bỏ đoạn thực quản chứa tế bào ung thư

Với cả hai phương pháp phẫu thuật ung thư thực quản trên, đoạn thực quản có tế bào ung thư và phần trên cùng dạ dày sẽ được cắt bỏ. Sau đó, phần dạ dày dưới được bác sĩ kéo lên và nối liền với đoạn thực quản bình thường để tạo thành ống thực quản mới.

Về cách mổ ung thư thực quản mở với 02 thủ thuật trên sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Việc chọn lựa hình thức nào sẽ dựa trên các yếu tố như độ tuổi, thể trạng, kích cỡ khối u, mức độ di căn như thế nào.

GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHUYÊN SÂU

18000069

2.2. Phẫu thuật nạo vét hạch bạch huyết

Khi phẫu thuật ung thư thực quản, bác sĩ có thể kiểm tra ống thực quản cũng như những khu vực lân cận để xem có cần nạo vét hạch bạch huyết quanh ống thực quản hay không. Phương pháp này được gọi là nạo vét hạch bạch huyết

Cụ thể, thủ thuật này nhằm lấy hết những hạch bạch huyết có chứa tế bào ung thư di căn ở chỗ ung thư chính, giúp bệnh nhân giảm thiểu sự tái phát ung thư trong tương lai. Song đó, cách này cũng giúp các bác sĩ sẽ quyết định dễ dàng hơn khi muốn áp dụng hóa trị hậu phẫu.

Ngoài ra, lượng hạch bạch huyết cần nạo vét sẽ khác biệt mỗi ca mắc ung thư thực quản, chẳng hạn như bác sĩ cũng dựa vào tình hình thực tế mà vét những hạch bạch huyết nằm quanh dạ dày.

Nạo vét hạch bạch huyết là thủ thuật lấy hết những hạch có tế bào ung thư lây lan từ vùng bị ung thư chính

2.3. Phẫu thuật cắt thực quản bằng nội soi

Chưa dừng lại ở đó, phẫu thuật ung thư thực quản có thể tiến hành bằng phương pháp nội soi, còn được gọi là phẫu thuật ít xâm hại. Để có thể phẫu thuật tốt bằng phương pháp nội soi, bác sĩ chủ trị phải có kỹ thuật tốt, kinh nghiệm dày dặn và trình độ chuyên môn cao trong nghề. Khi đó, thực quản được cắt bỏ bởi những dụng cụ chuyên biệt qua vết rạch nhỏ tại vùng ngực hoặc bụng bệnh nhân.

Với người bệnh trong giai đoạn đầu, phẫu thuật ung thư thực quản sẽ cắt bỏ qua vài đường rạch nhỏ, sau đó đưa 01 ống soi (giống loại kính viễn vọng dạng nhỏ) qua đường rạch nhằm giúp bác sĩ quan sát dễ dàng hơn trong lúc phẫu thuật. Kế đến, những dụng cụ phẫu thuật sẽ đi qua những vết rạch nhỏ khác rồi tiến hành các kỹ thuật để loại bỏ vùng có tế bào ung thư.

Với những đường rạch khá nhỏ khi mổ nội soi, hình thức phẫu thuật này cũng giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và có thể xuất viện sớm hơn. Mặt khác, mổ nội soi hay cách phẫu thuật khác nói chung cũng không hề dễ dàng và người bệnh có thể cần nằm viện nhiều ngày để được chăm sóc tốt nhất.

Phẫu thuật nội soi là phương pháp giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, không để sẹo và thời gian xuất viện sớm hơn

GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHUYÊN SÂU

18000069

Xem thêm>> Những triển vọng mới trong xạ trị ung thư thực quản

Xem thêm>> Bệnh ung thư thực quản và cách điều trị: 5 phương pháp tốt nhất hiện nay

3. Biến chứng sau phẫu thuật ung thư thực quản

Tương tự như những ca mổ ung thư khác, phẫu thuật ung thư thực quản cũng tiềm ẩn những nguy cơ không thể nói trước. Đặc biệt, có một vài biến chứng của phẫu thuật sẽ ảnh hưởng không nhỏ và có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

  • Tình trạng chảy máu không kiểm soát, phản ứng với thuốc gây mê, huyết khối ở phổi, nhiễm khuẩn;

  • Hiện tượng đau sau phẫu thuật và có thể giảm đau bằng cách dùng thuốc;

  • Viêm phổi, thay đổi giọng nói, rò rỉ tại miệng nối dạ dày hoặc tại ruột non với thực quản;

  • Sau phẫu thuật khiến dạ dày hẹp làm bệnh nhân nuốt khó, có thể dùng thủ thuật nong những vùng này bằng nội soi đường tiêu hóa trên;

  • Thoát lưu dạ dày chậm bởi sau phẫu thuật những dây thần kinh điều khiển co thắt bị ảnh hưởng không nhỏ, có thể khiến bệnh nhân nôn mửa thường xuyên;

  • Mật và những chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản, bởi phần cơ vòng thực quản dưới điều khiển chức năng này có thể bị cắt bỏ và thay đổi hậu phẫu. Hiện tượng này làm người bệnh gặp chứng ợ nóng.

Lưu ý những biến chứng hậu phẫu để theo dõi và chăm sóc người bệnh tốt nhất

Phẫu thuật ung thư thực quản thường phức tạp vì trị trí ống thực quản nằm gần những bộ phận như tim, phổi cùng các dây thần kinh và những mạch máu lớn. Đặc biệt, bệnh lý này thường xảy ra ở người cao tuổi và có bệnh lý nền trước đó. Vậy nên, tỷ lệ biến chứng hay tai biến hậu phẫu tương đối cao và khó lường.

Theo thống kê, tỷ lệ biến chứng phẫu thuật ung thư thực quản dao động từ 25-40% và tỷ lệ tử vọng trong khoảng 3-10%. Nên cân nhắc thật kỹ giữa việc chữa trị bằng phẫu thuật hay không phẫu thuật cho các bệnh nhân. Ngoài ra, việc chọn bác sĩ có tay nghề và kỹ thuật giỏi cùng sự hỗ trợ của những thiết bị, dụng cụ hiện đại sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu biến chứng cũng như nguy cơ tử vong khi phẫu thuật.

Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật ung thư thực quản khá cao

Trên đây là những điều bạn cần biết về phẫu thuật ung thư thực quản qua thời điểm nên áp dụng, cách thực hiện và các biến chứng hậu phẫu. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân hay chăm sóc bệnh nhân cẩn thận sau phẫu thuật. Ngoài ra, chúng tôi luôn cập nhật những kiến thức về các căn bệnh ung thư tại website mỗi tuần, hãy cập nhật thường xuyên để không bỏ lỡ bài viết mới nhất.

Để được giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến ung thư, vui lòng gọi đến tổng đài miễn phí cước gọi 18000069, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

kết nối ung thư việt nam

Chưa có đánh giá

Chia sẻ bài viết với bạn bè: Facebook Google

King Fucoidan và Agaricus - Miễn dịch khỏe mạnh, hóa xạ nhàn tênh

TPBVSK – King Fucoidan & Agaricus ( Fucoidan Vua) là sự kết hợp tuyệt vời giữa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku từ vùng biển Okinawa Nhật Bản, một loại tảo có hàm lượng fucoidan và hàm lượng nhóm sulfate trong phân tử cao nhất. Cùng với đó là Betaglucan 1.3 và Betaglucan 1.6 từ nấm Agaricus mang lại các công dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và trung hòa các gốc tự do
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất độc hại
  • Hỗ trợ bảo vệ gan
  • Hỗ trợ chống lão hóa cho cơ thể

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị ung thư
  • Người trưởng thành có khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc muốn nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh tật
  • Người cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

King Fucoidan và Agaricus - Fucoidan hỗ trợ miễn dịch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus

King Fucoidan & Agaricus (Fucoidan Vua) là sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP Nhật Bản, được phân phối tại Việt Nam bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cysina.

Địa chỉ: Số 16 - Liền kề 6A - Làng Việt kiều châu Âu, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Hotline: 1800 0069

Giấy xác nhận nội dung quảng số 1039/2020/XNQC.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus

Đặt hàng

Gọi ngay tổng đài miễn cước để được tư vấn về sản phẩm

1800 0069

3 LÝ DO
NÊN CHỌN KING FUCOIDAN
  • 01
    Sản phẩm có chứng nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
  • 02
    Đội ngũ tư vấn chuyên môn cao, giải đáp miễn phí 24/7.
  • 03
    Dòng Fucoidan tiên phong được yêu thích số 1 Việt Nam.
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Viết bình luận

Nhập thông tin để tải sách

Hãy để lại thông tin của bạn. Các chuyên gia của chúng tôi có thể tư vấn thêm cho bạn về nội dung cuốn sách.