Hướng dẫn phân biệt đau dạ dày và ung thư dạ dày
Các bệnh lý liên quan đến dạ dày là những bệnh lý phổ biến, dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Không những thế các triệu chứng bệnh dạ dày thường khá giống nhau, dễ gây nhầm lẫn khi điều trị. Trong đó đau dạ dày và ung thư dạ dày là hai căn bệnh có triệu chứng khá giống nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt đau dạ dày và ung thư dạ dày một cách cơ bản nhất.
Đau dạ dày và ung thư dạ dày thường có triệu chứng khá giống nhau
1. Cách phân biệt đau dạ dày và ung thư dạ dày
Đau dạ dày do viêm loét là căn bệnh quá đỗi quen thuộc, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, vì thế chúng ta thường chủ quan với căn bệnh này.
Ung thư dạ dày là căn bệnh bắt nguồn từ các tế bào ung thư phát triển bên trong dạ dày, đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư phổi.
Ung thư dạ dày và đau dạ dày thường có những triệu chứng tương đồng nhau, khiến chúng ta thường bị nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến việc điều trị. Vì thế phân biệt đau dạ dày và ung thư dạ dày là điều cần thiết để có biện pháp điều trị bệnh phù hợp.
1.1. Nguyên nhân hình thành
Bởi vì ung thư dạ dày và đau dạ dày đều là các bệnh lý dạ dày nên nhiều người thường cho rằng 2 căn bệnh này xuất phát từ các nguyên nhân giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế, cơ chế hình thành của 2 căn bệnh này có nhiều điểm khác nhau. Để phân biệt đau dạ dày và ung thư dạ dày, trước tiên bạn cần hiểu nguyên nhân cụ thể gây ra từng căn bệnh này:
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày:
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác khiến các tế bào ung thư phát triển trong dạ dày vẫn chưa được tìm ra, nhưng nhìn chung các yếu tố hình thành ung thư dạ dày mà bạn cần phải biết bao gồm:
-
Ung thư dạ dày chủ yếu do đột biến ADN của tế bào, khiến các tế bào này phân chia nhanh chóng, tích lũy tạo thành khối u bất thường bên trong dạ dày và đặc biệt các tế bào này có thể di chuyển khắp cơ thể.
-
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày bao gồm: Ung thư hạch, nhiễm khuẩn HP ở dạ dày, khối u di căn từ bộ phận khác của cơ thể đến dạ dày, polyp dạ dày…
-
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn: Người trên 50 tuổi, nam giới, thường xuyên hút thuốc, trong gia đình có người từng bị ung thư dạ dày…
-
Một số thói quen dễ dẫn đến ung thư dạ dày: Ăn những loại thực phẩm dễ gây ung thư dạ dày, lạm dụng rượu bia, lười tập thể dục…
Ung thư dạ dày hình thành chủ yếu là do đột biến từ bên trong tế bào
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau dạ dày do viêm loét, bao gồm:
-
Sự tấn công của vi khuẩn HP vào niêm mạc dạ dày và khiến các tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tạo thành các ổ loét quanh thành dạ dày.
-
Tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAID như aspirin, ibuprofen… Nguy cơ loét dạ dày càng cao khi bạn dùng các loại thuốc này với liều cao và dùng trong thời gian càng dài.
-
Sự dư thừa acid dạ dày do nhiều yếu tố như hút thuốc lá, căng thẳng, stress, do di truyền hoặc do chế độ ăn uống có hại cho dạ dày…
-
Hội chứng Zollinger - Ellison, một hội chứng hiếm gặp làm dạ dày tăng sản xuất acid dịch vị…
Như vậy, về bản chất sự hình thành của ung thư dạ dày và đau dạ dày là không giống nhau.
1.2. Triệu chứng phân biệt
Triệu chứng lâm sàng là một trong những cơ sở giúp bác sĩ phân biệt đau dạ dày với ung thư dạ dày, dù 2 căn bệnh này có nhiều biểu hiện tương tự nhau, nhưng nếu chú ý bạn có thể phát hiện ra một số điểm khác biệt sau:
-
Đau bụng: Người bị đau bụng do viêm loét dạ dày thường đau sau khi ăn no, cơn đau có thể xuất hiện sau khi ăn xong khoảng nửa tiếng cho đến hai tiếng. Trong khi người bị đau dạ dày thường đau bụng khi yên tĩnh và biến mất khi hoạt động ở giai đoạn đầu.
-
Sờ thấy khối u trong dạ dày: Ở người bị viêm loét dạ dày thường không sờ thấy khối u bất thường vùng dạ dày. Đối với bệnh ung thư dạ dày, bạn sờ thấy khối u cứng, bề mặt không trơn nhẵn, ấn vào có cảm giác đau, kèm theo cảm giác buồn nôn…
-
Chán ăn: Dấu hiệu chán ăn của người đau dạ dày thường không đặc hiệu, nhưng ở người ung thư dạ dày, triệu chứng chán ăn thường đi kèm với biểu hiện khó nuốt.
-
Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện khi người bị đau dạ dày phải tiêu hóa thức ăn, sau khi nôn người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, chất nôn thường là thức ăn chưa được tiêu hóa. Đối với ung thư dạ dày, cảm giác buồn nôn và nôn ngày càng nghiêm trọng, thậm chí có thể nôn ra máu.
-
Đi ngoài phân đen: Thông thường, người bị đau dạ dày chỉ đi ngoài phân đen khi ăn nhiều thức ăn có màu đen, đỏ như tiết động vật. Nhưng bệnh nhân ung thư dạ dày thường đi ngoài phân đen mà không giải thích được nguyên nhân, khi kiểm tra phân thấy có lẫn máu.
Một số dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn giữa đau dạ dày và ung thư dạ dày
1.3. Chẩn đoán phân biệt
Dựa vào các triệu chứng ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm nhằm phân biệt đau dạ dày với ung thư dạ dày một cách chính xác nhất. Các xét nghiệm đó bao gồm:
-
Nội soi dạ dày: Đây là xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán các bệnh lý dạ dày, nội soi có thể phát hiện các vết loét, khối u bất thường trong dạ dày.
-
Trong trường hợp nghi ngờ ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày chuyên sâu khác như MRI, sinh thiết tế bào…
Để xác định chính xác vấn đề bạn đang gặp phải, cần phải trải qua nhiều xét nghiệm và kiểm tra mới có thể kết luận chính xác. Vì thế khi phát hiện các dấu hiệu bất thường bạn nên chủ động đến bệnh viện để thực hiện các kiểm tra cần thiết.
1.4. Cách điều trị
Mục tiêu của việc phân biệt đau dạ dày với ung thư dạ dày là để xác định phương hướng điều trị đúng đắn, mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Điều trị ung thư dạ dày, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định sau:
-
Thuốc điều trị ung thư dạ dày như Trastuzumab, Imatinib, Sunitinib, Ramucirumab …
-
Chữa ung thư dạ dày bằng phương pháp hóa trị
-
Xạ trị chữa ung thư dạ dày
-
Phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày
Điều trị đau dạ dày do viêm loét bằng các phương pháp sau:
-
Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc ức chế bơm proton, kháng H2, thuốc diệt khuẩn HP…
-
Chữa đau dạ dày do loét bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vết loét và buộc động mạch chảy máu, ức chế dây thần kinh để giảm sản xuất acid dạ dày…
Điều trị của ung thư dạ dày
2. Bảng phân biệt đau dạ dày và ung thư dạ dày
Dưới đây là bảng thống kê giúp bạn phân biệt đau dạ dày và ung thư dạ dày một cách cơ bản:
Đặc điểm | Đau dạ dày | Ung thư dạ dày |
Cơ chế hình thành | Do các tác nhân bên ngoài gây ra các ổ loét | Do sự đột biến ADN ngay bên trong bản thân tế bào |
Đau bụng | Xuất hiện sau khi ăn no, biến mất khi đói, thường đau âm ỉ, giảm đau khi uống thuốc | Xuất hiện khi nằm yên, biến mất khi vận động, đau dữ dội không thuyên giảm dù uống thuốc |
Khối u | Thường không phát hiện khối u | Sờ thấy khối u cứng, bề mặt không trơn nhẵn, chạm vào thấy đau |
Chán ăn | Không có biểu hiện đặc biệt | Chán ăn kèm triệu chứng khó nuốt |
Buồn nôn | Xuất hiện khi ăn no, chất nôn chứa nhiều thức ăn chưa tiêu hóa, sau khi nôn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn | Triệu chứng nôn và buồn nôn ngày các nghiêm trọng, phát hiện máu trong chất nôn |
Đi ngoài phân đen | Xuất hiện khi ăn nhiều thực phẩm có màu đen hoặc đỏ | Thường xuyên đi ngoài phân đen không rõ nguyên nhân, phát hiện phân dính máu |
Chẩn đoán | Nội soi, xét nghiệm vi khuẩn HP | Nội soi, chụp CT, MRI, sinh thiết |
Các giai đoạn ung thư dạ dày
Các thông tin trên đây chỉ có ý nghĩa tham khảo, để xác định chính xác bạn đang bị đau dạ dày hay ung thư dạ dày thì hãy đến bệnh viện để thực hiện các kiểm tra chuyên sâu và nhận được lời tư vấn hữu ích nhất từ bác sĩ.
Trên đây là các thông tin cơ bản giúp bạn phân biệt đau dạ dày và ung thư dạ dày một cách sơ bộ. Nếu nhầm lẫn ung thư dạ dày với bệnh đau dạ dày sẽ làm chậm trễ giai đoạn điều trị bệnh tốt nhất, còn nếu nhầm bệnh đau dạ dày thành ung thư dạ dày sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người bệnh, thậm chí khiến người bệnh mất đi ý chí sống.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh ung thư dạ dày hãy ĐĂNG KÝ TƯ VẤN hoặc GỌI NGAY HOTLINE MIỄN CƯỚC 1800 0069 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.
Chia sẻ bài viết với bạn bè: Facebook Google
King Fucoidan và Agaricus - Miễn dịch khỏe mạnh, hóa xạ nhàn tênh
TPBVSK – King Fucoidan & Agaricus ( Fucoidan Vua) là sự kết hợp tuyệt vời giữa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku từ vùng biển Okinawa Nhật Bản, một loại tảo có hàm lượng fucoidan và hàm lượng nhóm sulfate trong phân tử cao nhất. Cùng với đó là Betaglucan 1.3 và Betaglucan 1.6 từ nấm Agaricus mang lại các công dụng:
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và trung hòa các gốc tự do
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất độc hại
- Hỗ trợ bảo vệ gan
- Hỗ trợ chống lão hóa cho cơ thể
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị ung thư
- Người trưởng thành có khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc muốn nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh tật
- Người cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus
King Fucoidan & Agaricus (Fucoidan Vua) là sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP Nhật Bản, được phân phối tại Việt Nam bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cysina.
Địa chỉ: Số 16 - Liền kề 6A - Làng Việt kiều châu Âu, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Hotline: 1800 0069
Giấy xác nhận nội dung quảng số 1039/2020/XNQC.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
NÊN CHỌN KING FUCOIDAN
- 01Sản phẩm có chứng nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
- 02Đội ngũ tư vấn chuyên môn cao, giải đáp miễn phí 24/7.
- 03Dòng Fucoidan tiên phong được yêu thích số 1 Việt Nam.