Đối tượng dễ bị ung thư dạ dày là ai?

Ung thư dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm, cần được phòng ngừa và phát hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên chúng ta thường có tâm lý chủ quan, chỉ đến bệnh viện khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Bài viết sẽ đưa ra danh sách 8 nhóm đối tượng dễ mắc bệnh ung thư dạ dày, để giúp nâng cao ý thức ngăn ngừa căn bệnh này

Số ca mắc bệnh ung thư dạ dày vẫn đang tiếp tục tăng cao ở Việt Nam

Số ca mắc bệnh ung thư dạ dày vẫn đang tiếp tục tăng cao ở Việt Nam và trên thế giới

1. Khi nào nên đi xét nghiệm khám sàng lọc ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm và là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nguy hiểm hơn nữa, ở những giai đoạn đầu bệnh ung thư dạ dày thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng mờ nhạt, vì thế phần lớn người bệnh chỉ phát hiện ra khi nó đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Do đó tầm soát và sàng lọc sớm bệnh ung thư dạ dày có vai trò quan trọng, giúp bạn bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân, nhất là những đối tượng dễ bị ung thư dạ dày.

Vậy khi nào nên xét nghiệm ung thư dạ dày là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.

1.1. Xét nghiệm sàng lọc ung thư dạ dày khi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo, từ 18 tuổi trở nên chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và 2 lần/năm. Bởi vì điều này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn bằng cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó có cả ung thư dạ dày.

Lúc này, các dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày gần như là không có, nhưng nếu phát hiện sớm ở giai đoạn này sẽ làm tăng khả năng ngăn ngừa và điều trị khỏi căn bệnh này.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày

Kiểm tra sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày

1.2. Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường 

Đa phần, người dân chúng ta không có thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ, một phần do cuộc sống bận rộn, một phần vì lý do kinh tế mà chúng ta thường có tâm lý chủ quan, chỉ đến bệnh viện khi cơ thể phát ra các “tín hiệu” cảnh báo.

Tuy nhiên, đối với bệnh ung thư dạ dày - một căn bệnh thầm lặng, người bệnh chỉ có thể phát hiện rõ ràng các triệu chứng bất thường khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, thậm chí là giai đoạn cuối.

Khi phát hiện các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến các bệnh viện uy tín ỉn thực hiện các kiểm tra giúp sàng lọc ung thư dạ dày:

  • Thường có cảm giác buồn nôn và nôn, đặc biệt tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn.

  • Ăn không ngon miệng do khó chịu ở vùng bụng

  • Nếu khối u xuất hiện ở phía trên của dạ dày, gần với thực quản người bệnh có thể gặp tình trạng khó nuốt.

  • Ăn nhanh no, đầy bụng dù trong bữa ăn chỉ ăn rất ít.

  • Cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh không rõ nguyên nhân.

  • Có thể bị nôn ra máu

Các dấu hiệu này dù có phải ung thư dạ dày hay không bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân, tránh để bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Với những đối tượng dễ bị ung thư dạ dày thì nên chủ động kiểm tra sức khỏe tổng quát định định kỳ, nếu không có điều kiện kiểm tra 6 tháng/lần có thể làm xét nghiệm 1 năm/lần để bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt hơn, tránh bị chậm trễ, gây ra hậu quả đáng tiếc.

2. Những nhóm đối tượng dễ bị ung thư dạ dày hơn người khác

Đối tượng dễ mắc ung thư dạ dày là những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác do họ có liên quan đến các nguyên nhân gây ung thư dạ dày như di truyền, lối sống…

Dưới đây là đáp án cho câu hỏi ai dễ bị ung thư dạ dày? Ai cần đi khám sàng lọc, xét nghiệm ung thư dạ dày?

2.1. Người ăn nhiều các thực phẩm dễ gây ung thư dạ dày

Một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày là do thói quen ăn uống hàng ngày của chúng ta.

Thực phẩm dễ gây ung thư dạ dày là các loại thức ăn có chứa hợp chất có hại, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó bao gồm cả ung thư dạ dày. Ví dụ như xúc xích, thịt hun khói, dưa muối chua, thịt đỏ…

Chưa kể, thói quen ăn quá nhiều muối hoặc ăn đi ăn lại các thức ăn đã bảo quản lâu ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Vì thế, những người có thói quen ăn nhiều các loại thực phẩm trên hoặc ăn quá mặn trong thời gian dài sẽ trở thành đối tượng dễ bị ung thư dạ dày, cần chủ động xét nghiệm sàng lọc bệnh ung thư này. Đồng thời cần thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng cho bản thân một thực đơn dinh dưỡng bổ sung nhiều rau, củ, quả tươi, các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, hạn chế ăn các món ăn không có lợi cho sức khỏe đã nêu.

Thịt nướng trực tiếp trên lửa có thể sinh ra nhiều chất gây ung thư dạ dày

Thịt nướng trực tiếp trên lửa có thể sinh ra nhiều chất gây ung thư dạ dày

2.2. Người có thói quen gây hại đến dạ dày

Không chỉ chế độ ăn uống mà thói quen sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố giúp bệnh ung thư dạ dày hình thành và phát triển.

Những người có thói quen sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học như bỏ bữa, ăn đêm nhiều, thức khuya, lười vận động… trước tiên sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Đặc biệt các thói quen “xấu” này còn có thể gây ra nhiều căn bệnh khác trước khi dẫn đến ung thư dạ dày như cholesterol máu cao, xơ vữa động mạch, huyết áp cao… 

Vì vậy, để không trở thành đối tượng dễ bị ung thư dạ dày tấn công bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt chưa khoa học ngay từ hôm nay, ví dụ bạn nên thường xuyên vận động tập thể dục, thể thao, ngủ đúng giờ, không bỏ bữa…

2.3. Người cao tuổi

Bệnh ung thư dạ dày có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, bao gồm cả người trẻ tuổi, tuy nhiên nguy cơ này sẽ tăng lên khi tuổi càng cao, nhất là từ  60-70 tuổi trở lên.

Theo thống kê, số ca mắc bệnh ung thư dạ dày ở những người trên 50 tuổi chiếm đến 70%. Vì thế người cao tuổi trở thành đối tượng dễ bị ung thư dạ dày tấn công hơn. 

Vậy nhưng, những người trẻ tuổi không nên vì lý do này mà chủ quan, lơ là với căn bệnh này khi mà nó đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày hơn những người trẻ

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày hơn những người trẻ

2.4. Người nghiện thuốc lá

Hút thuốc là không chỉ là nguyên nhân gây ung thư phổi, mà còn là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày 40%, thậm chí lên đến 82% ở người nghiện thuốc lá nặng so với người không hút thuốc.

Đồng thời, từ năm 2002, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) đã chứng minh được mối liên quan chặt chẽ giữa ung thư dạ dày với việc sử dụng thuốc lá.

Chưa kể, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày ở nhóm người hút thuốc lá cao hơn nhóm người không có thói quen hút thuốc.

Cùng với hút thuốc, người nghiện rượu cũng là một nhóm đối tượng dễ mắc bệnh ung thư dạ dày cần chủ động khám sàng lọc càng sớm càng tốt.

2.5. Người thừa cân béo phì

Thừa cân, béo phì cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư do trào ngược dạ dày - thực quản thường xảy ra ở những người thừa cân.

Trào ngược dạ dày - thực quản gây ra tình trạng viêm mạn tính, tạo điều kiện cho ung thư dạ dày xuất hiện. Mặc dù chưa có cơ chế rõ ràng giải thích vì sao người béo phì lại là đối tượng dễ bị ung thư dạ dày, nhưng dựa trên số liệu thống kê thực tế, người béo phì có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp 2 lần người có cân nặng bình thường.

Chỉ số khôi cơ thể (BMI) = Cân nặng/(chiều cao*chiều cao)

Chỉ số khối của cơ thể (BMI) = Cân nặng/(chiều cao*chiều cao)

2.6. Người bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Chúng có thể phát triển trong môi trường acid dạ dày là do có thể sản xuất ra nhiều urease giúp môi trường sinh sống của chúng trở thành môi trường kiềm, chống lại sự tấn công của acid dạ dày.

Ngoài ra vi khuẩn HP còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến cho các ổ loét ngày càng lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc dạ dày.

Người nhiễm vi khuẩn HP lâu năm nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh ung thư dạ dày, khoảng 65 - 80% số trường hợp mắc bệnh có liên quan đến vi khuẩn HP.

Nguy hiểm hơn, loại vi khuẩn này còn xuất hiện trong miệng, nước bọt… nên có thể lây từ người này sang người khác khi ăn uống chung bát đũa. Hơn nữa hầu hết chúng ta đều không phát hiện bản thân nhiễm vi khuẩn HP nếu không thực hiện các xét nghiệm phát hiện vi khuẩn nảy.

Vì thế, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời vi khuẩn HP có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày trong tương lai.

Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống

Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống

2.7. Người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày

Đối tượng dễ mắc ung thư dạ dày tiếp theo chính là những người có người thân trong gia đình như bố mẹ, hoặc anh chị em ruột đã mắc căn bệnh này. Bởi vì có khoảng 10% số ca mắc ung thư dạ dày có tính chất gia đình do liên quan đến gen di truyền.

Vì thế nhóm đối tượng này cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

2.8. Các nhóm đối tượng dễ mắc bệnh ung thư dạ dày khác

Ngoài các nhóm đối tượng dễ bị bệnh ung thư dạ dày đã nêu trên, vẫn còn một số nhóm đối tượng được nghiên cứu có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đó là:

  • Giới tính: Ung thư dạ dày phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

  • Địa lý: Trên thế giới, ung thư dạ dày phổ biến hơn ở Đông Á, Đông Âu, Nam và Trung Mỹ. Bệnh này ít phổ biến hơn ở Châu Phi và Bắc Mỹ.

  • Người đã từng phẫu thuật dạ dày

  • Bệnh lý: Một số bệnh lý có thể tiến triển thành bệnh ung thư dạ dày bao gồm polyp dạ dày, thiếu máu ác tính, bệnh dạ dày phì đại…

Trên đây là danh sách liệt kê các nhóm đối tượng dễ bị ung thư dạ dày, từ đó giúp nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công của căn bệnh nguy hiểm này, dù có nằm trong nhóm đối tượng đã nêu hay không, Vì thế hãy chủ động bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân càng sớm càng tốt bạn nhé.

Nếu cần bất kỳ sự trợ giúp nào về căn bệnh ung thư dạ dày, bạn có thể ĐĂNG KÝ TƯ VẤN gọi ngay đến HOTLINE MIỄN CƯỚC 24/7 18000069

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Chia sẻ bài viết với bạn bè: Facebook Google

King Fucoidan và Agaricus - Miễn dịch khỏe mạnh, hóa xạ nhàn tênh

TPBVSK – King Fucoidan & Agaricus ( Fucoidan Vua) là sự kết hợp tuyệt vời giữa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku từ vùng biển Okinawa Nhật Bản, một loại tảo có hàm lượng fucoidan và hàm lượng nhóm sulfate trong phân tử cao nhất. Cùng với đó là Betaglucan 1.3 và Betaglucan 1.6 từ nấm Agaricus mang lại các công dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và trung hòa các gốc tự do
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất độc hại
  • Hỗ trợ bảo vệ gan
  • Hỗ trợ chống lão hóa cho cơ thể

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị ung thư
  • Người trưởng thành có khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc muốn nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh tật
  • Người cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

King Fucoidan và Agaricus - Fucoidan hỗ trợ miễn dịch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus

King Fucoidan & Agaricus (Fucoidan Vua) là sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP Nhật Bản, được phân phối tại Việt Nam bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cysina.

Địa chỉ: Tầng 5 - LK11A-01 KĐT mới Mỗ Lao - Phường Mỗ Lao - Quận Hà Đông - TP. Hà Nội

Hotline: 1800 0069

Giấy xác nhận nội dung quảng số 1039/2020/XNQC.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Dược sĩ Đại Học Lưu Thị Thúy Hằng

Dược sĩ Đại Học Lưu Thị Thúy Hằng

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Lưu Thị Thúy Hằng, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện tôi là tác giả các bài viết về sức khỏe tại website kingfucoidan.vn. Với chuyên môn của mình, tôi sẽ mang đến cho người đọc những thông tin chính xác, khoa học và cập nhật về các tin tức mới nhất về sức khỏe.

Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus

Đặt hàng

Gọi ngay tổng đài miễn cước để được tư vấn về sản phẩm

1800 0069

3 LÝ DO
NÊN CHỌN KING FUCOIDAN
  • 01
    Sản phẩm có chứng nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
  • 02
    Đội ngũ tư vấn chuyên môn cao, giải đáp miễn phí 24/7.
  • 03
    Dòng Fucoidan tiên phong được yêu thích số 1 Việt Nam.
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Viết bình luận

Nhập thông tin để tải sách

Hãy để lại thông tin của bạn. Các chuyên gia của chúng tôi có thể tư vấn thêm cho bạn về nội dung cuốn sách.