Đầy bụng, khó tiêu là dấu hiệu của bệnh gì và cách điều trị

Đầy bụng, khó tiêu là hiện tượng hay gặp trong cuộc sống, đa phần là do các thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, ăn uống không tiêu dù đã ăn xong khá lâu thì nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Đầy bụng, khó tiêu gây cảm giác sợ ăn

Đầy bụng, khó tiêu gây cảm giác sợ ăn

1. Hiện tượng đầy bụng, khó tiêu là gì?

Đầy bụng khó tiêu là một dấu hiệu mà nhiều người thường phàn nàn trong cuộc sống. Đây là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất, gây ra cảm giác nặng nề, căng chướng, đầy bụng, nhất là quanh rốn và thượng vị, có thể kèm theo ợ chua, ợ nóng, buồn nôn nhưng không nôn được.

Khi bị đầy bụng khó tiêu, bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình như sau:

  • Đầy hơi: Tình trạng này khiến bụng căng tức, phình ra như chứa đầy hơi, thường đi kèm với xì hơi, ợ hơi liên tục.

  • Khó tiêu: Tình trạng này có thể xuất hiện thường xuyên hoặc theo từng đợt, dễ xảy ra sau khi ăn no và kéo dài hàng giờ sau đó. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gây đau tức ở vùng bụng trên có thể lan lên ngực, có thể gây buồn nôn, kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy.

  • Chướng bụng: Bụng bị căng cứng, phình to, óc ách như chứa đầy nước gây khó chịu ngay cả khi không ăn uống. 

Các triệu chứng này khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, sợ ăn, gây sút cân.

2. Nguyên nhân dẫn đến đầy bụng, khó tiêu

Chán ăn đầy bụng, khó tiêu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả nguyên nhân bệnh lý và sinh lý.

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Thói quen ăn uống thường là nguyên nhân chính gây đầy bụng, khó tiêu, cụ thể như sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm sinh khí: Một số thực phẩm sẽ sinh ra nhiều khí trong quá trình tiêu hóa như sữa, ngũ cốc, củ cải…

  • Thói quen ăn uống gây đầy bụng bao gồm: ăn quá nhanh, nói chuyện liên tục khi ăn, nhai kẹo cao su, uống nhiều nước có gas, lạm dụng rượu bia, cà phê…

  • Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến các chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó bao gồm cả đầy bụng, khó tiêu.

  • Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh mạn tính trong thời gian dài, nó sẽ tiêu diệt lợi khuẩn của hệ tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa….

Trong cuộc sống có khá nhiều nguyên nhân gây ra đầy bụng khó tiêu và đa phần chúng sẽ biến mất khi bạn thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt…

Ăn nhiều thực phẩm chiên rán dễ gây đây bụng, khó tiêu

Ăn nhiều thực phẩm chiên rán dễ gây đây bụng, khó tiêu

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Trong nhiều trường hợp, đầy bụng khó tiêu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, phổ biến nhất bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng bụng đầy hơi và các triệu chứng khác như đau bụng, ợ hơi, bụng căng tức… Khi đó, người bệnh nên chú ý lựa chọn những thực phẩm tươi, an toàn và tốt cho hệ tiêu hóa..

  • Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác: Ngoài rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu còn có thể xuất hiện do nhiều bệnh lý dạ dày khác như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản… Các bệnh này đều gây ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Từ đó dẫn đến hiện tượng đầy hơi, khó tiêu.

  • Đầy bụng khó tiêu liên quan đến chức năng gan: Bên cạnh hệ tiêu hóa, một nguyên nhân quan trọng khác gây nên tình trạng này chính là hoạt động chức năng gan kém. Vì gan có vai trò tiết dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là chất béo. Vì thế các bệnh lý về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… đều có thể dẫn tới triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

  • Chứng không dung nạp lactose: Đây là tình trạng hệ tiêu hóa bị thiếu hụt enzyme tiêu hóa lactose (thành phần chủ yếu trong sữa), gây triệu chứng đầy bụng khó tiêu, khi người bệnh uống sữa hoặc ăn thực phẩm từ sữa.

Vì thế, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay, nếu đầy bụng khó tiêu đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như vàng da, vàng mắt, sụt cân bất thường, đau bụng, đi ngoài phân đen, nôn ra máu… hoặc tình trạng này kéo dài và tái phát nhiều lần.

Đầy bụng, khó tiêu chủ yếu liên quan đến các bệnh lý dạ dày

Đầy bụng, khó tiêu chủ yếu liên quan đến các bệnh lý dạ dày

3. Đừng chủ quan với dấu hiệu chướng bụng đầy hơi do ung thư dạ dày

Hầu hết, các trường hợp chướng bụng đầy hơi đều xuất phát từ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa và chúng sẽ nhanh chóng biến mất mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng chỉ ăn một chút nhưng bụng sau 2-3 tiếng vẫn cảm thấy ậm ạch, chậm tiêu thì bạn nên đề phòng với ung thư dạ dày.

Bởi vì, chướng bụng đầy hơi là một trong những dấu hiệu ban đầu của ung thư dạ dày mà nhiều người bệnh thường dễ dàng bỏ qua.

Thông thường, khoảng 30 phút sau khi ăn, thực phẩm sẽ dần được tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng. Nhưng đối với người bệnh ung thư dạ dày, họ có thể mất đến 2-3 tiếng mà vẫn chưa tiêu hóa được thức ăn.

Do đó, bạn không nên chủ quan khi bị đầy bụng, khó tiêu trong thời gian dài, đặc biệt là khi nó xuất hiện cùng các triệu chứng khác như đau bụng trên rốn, sờ thấy cục ở bụng, đi ngoài phân đen, nôn ra máu

Đầy hơi, khó tiêu cũng là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày

Đầy hơi, khó tiêu cũng là một dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày

4. Phải làm gì khi bị đầy bụng, khó tiêu?

Dựa vào từng nguyên nhân gây ra đầy bụng, khó tiêu để tìm ra biện pháp cải thiện tình trạng này tối ưu, an toàn nhất.

4.1. Thuốc điều trị đầy bụng khó tiêu

Để cải thiện nhanh triệu chứng chướng bụng, đầy hơi bạn có thể hỏi ý kiến chuyên gia để sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm tiết acid dạ dày, cải thiện tình trạng dư thừa acid dịch vị bên trong dạ dày.

  • Thuốc chống đầy hơi giúp giải quyết lượng khí tích tụ trong dạ dày, đầy lùi triệu chứng ăn không tiêu nhanh chóng.

  • Thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày: Các hoạt chất trong nhóm thuốc này làm tăng khả năng co bóp của dạ dày, từ đó giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả hơn.

  • Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn giúp ích cho hoạt động tiêu hóa thức ăn, cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu.

Không phải trường hợp chướng bụng, đầy hơi nào cũng cần dùng thuốc

Không phải trường hợp chướng bụng, đầy hơi nào cũng cần dùng thuốc

4.2. Mẹo làm giảm đầy bụng khó tiêu tại nhà

Ngoài sử dụng thuốc, khi bị đầy bụng, khó tiêu bạn có thể áp dụng một số mẹo vặt hữu ích dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa như thức ăn mềm (cơm mềm, cháo, đậu phụ), rau xanh, chuối, sữa chua…

  • Chườm ấm bụng: Chườm một chiếc khăn ấm lên vùng bụng phía  trên rốn, đồng thời xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Cách này sẽ giúp giảm tình trạng táo bón, đau bụng, đầy hơi…

  • Kê cao gối khi nằm ngủ: Sau khi ăn uống, bạn không nên nằm ngày mà hãy ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bên cạnh đó khi ngủ bạn có thể kê cao gối để hạn chế tình trạng này.

  • Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn: Điều này sẽ giúp đường ruột co bóp hiệu quả, thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và giúp tống bớt không khí trong dạ dày ra ngoài.

Chườm ấm bụng sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu do đầy hơi

Chườm ấm bụng sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu do đầy hơi

4.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Như đã trình bày ở trên đầy hơi khó tiêu không chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường mà nó còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, trong đó bao gồm cả ung thư.

Vì thế, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan với dấu hiệu này do phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.

Vì thế bạn nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và tầm soát sớm những căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của bạn.

Trên đây là các thông tin cần thiết liên quan đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Hãy luôn lắng nghe cơ thể của mình và chăm sóc sức khỏe phù hợp với điều kiện của bản thân để có một cuộc sống trọn vẹn.

Chủ động phòng tránh các bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư dạ dày bằng cách kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ hoặc tham khảo lời khuyên của các chuyên gia y tế qua HOTLINE MIỄN CƯỚC 24/7 18000069

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Chia sẻ bài viết với bạn bè: Facebook Google

King Fucoidan và Agaricus - Miễn dịch khỏe mạnh, hóa xạ nhàn tênh

TPBVSK – King Fucoidan & Agaricus ( Fucoidan Vua) là sự kết hợp tuyệt vời giữa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku từ vùng biển Okinawa Nhật Bản, một loại tảo có hàm lượng fucoidan và hàm lượng nhóm sulfate trong phân tử cao nhất. Cùng với đó là Betaglucan 1.3 và Betaglucan 1.6 từ nấm Agaricus mang lại các công dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và trung hòa các gốc tự do
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất độc hại
  • Hỗ trợ bảo vệ gan
  • Hỗ trợ chống lão hóa cho cơ thể

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị ung thư
  • Người trưởng thành có khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc muốn nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh tật
  • Người cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

King Fucoidan và Agaricus - Fucoidan hỗ trợ miễn dịch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus

King Fucoidan & Agaricus (Fucoidan Vua) là sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP Nhật Bản, được phân phối tại Việt Nam bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cysina.

Địa chỉ: Số 16 - Liền kề 6A - Làng Việt kiều châu Âu, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Hotline: 1800 0069

Giấy xác nhận nội dung quảng số 1039/2020/XNQC.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus

Đặt hàng

Gọi ngay tổng đài miễn cước để được tư vấn về sản phẩm

1800 0069

3 LÝ DO
NÊN CHỌN KING FUCOIDAN
  • 01
    Sản phẩm có chứng nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
  • 02
    Đội ngũ tư vấn chuyên môn cao, giải đáp miễn phí 24/7.
  • 03
    Dòng Fucoidan tiên phong được yêu thích số 1 Việt Nam.
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Viết bình luận

Nhập thông tin để tải sách

Hãy để lại thông tin của bạn. Các chuyên gia của chúng tôi có thể tư vấn thêm cho bạn về nội dung cuốn sách.