Cắt toàn bộ dạ dày để điều trị ung thư - Tất cả những điều cần biết

Hầu hết mọi người bệnh sẽ vô cùng lo lắng khi nghe bác sĩ chỉ định phải cắt toàn bộ dạ dày. Bởi vì nó được xem là một cuộc phẫu thuật lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về cắt toàn bộ dạ dày trong bài viết này nhé.

Dạ dày là một cơ quan thiết yếu của cơ thể, đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa

Dạ dày là một cơ quan thiết yếu của cơ thể, đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa

1. Tại sao phải cắt toàn bộ dạ dày?

Cắt toàn bộ dạ dày là loại phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn dạ dày, với giới hạn trên đến thực quản và giới hạn dưới ở môn vị  hoặc tá tràng. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện nối phần hỗng tràng (ruột non) với thực quản nhằm đảm bảo lưu thông của đường tiêu hóa.

Cắt bỏ toàn bộ dạ dày chủ yếu được điều trị ung thư dạ dày ở những trường hợp bệnh nhân có khối u to, không thể điều trị bằng phương pháp cắt bỏ khối u, hóa trị hoặc xạ trị. 

Đối với trường hợp người bệnh có khối u nhỏ và nằm ở phần thấp của dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định cắt một phần dạ dày. Nhưng nếu u to, nằm ở phần giữa hoặc phần cao của dạ dày thì buộc phải chỉ định cắt dạ dày.

Một số chỉ định cắt toàn bộ dạ dày ít gặp hơn bao gồm viêm loét dạ dày nặng, thủng dạ dày…

Bác sĩ sẽ chỉ định cắt toàn bộ dạ dày khi khối u quá lớn

Bác sĩ sẽ chỉ định cắt toàn bộ dạ dày khi khối u phát triển quá lớn

2. Chỉ định cắt toàn bộ dạ dày ở bệnh nhân ung thư dạ dày

Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày ở bệnh nhân ung thư là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện ở cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm. Đồng thời người bệnh cũng cần có sự chuẩn bị thật tốt cả về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày còn được tiến hành trên các bệnh nhân có u dạ dày lành tính có kích thước lớn, mặc dù không phải ung thư nhưng nó vẫn có nguy cơ chuyển thành u ác tính nếu không được cắt bỏ.

Chống chỉ định cắt dạ dày toàn bộ đối với bệnh nhân có thể trạng quá yếu, bệnh nhân ung thư dạ dày đã di căn phúc mạc hoặc di căn xa, đã xâm lấn vào cơ hoành hoặc lan lên qua thực quản bụng. 

Đôi khi, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày sẽ chống chỉ định tương đối với các trường hợp người cao tuổi có mắc các bệnh lý kèm theo như tim mạch, hô hấp.

3. Các phương pháp cắt dạ dày hiện nay

Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày có thể thực hiện theo 2 phương pháp cơ bản, có thể mô tả sơ lược như sau:

  • Cắt dạ dày bằng phương pháp mổ mở: Bác sĩ phẫu thuật dùng mổ một đường dài giữa bụng để lấy một phần hoặc toàn bộ dạ dày.

  • Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng nhiều vết cắt nhỏ, ống soi đặc biệt và dụng cụ nhỏ để cắt toàn bộ dạ dày.

Cả hai phương pháp này bệnh nhân đều phải gây mê toàn thân, nếu mổ nội soi thời gian thường phục hồi nhanh hơn, ít đau hơn so với mổ mở. Tuy nhiên, mổ mở là thường hiệu quả hơn so với mổ nội soi trong điều trị ung thư dạ dày.

Mổ mở và mổ nội soi là 2 phương pháp chính trong phẫu thuật cắt dạ dày

Mổ mở và mổ nội soi là 2 phương pháp chính trong phẫu thuật cắt dạ dày

4. Quy trình cách dạ dày diễn ra như thế nào?

Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày là một cuộc phẫu thuật lớn, khiến nhiều người bệnh vô cùng lo lắng, hoang mang trước khi phẫu thuật. Để hiểu hơn về cuộc phẫu thuật này, quy trình dưới đây có thể giúp bạn hiểu thêm về quá trình cắt dạ dày:

4.1. Trước khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày

Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày, người bệnh và người nhà bệnh nhân có thể tham khảo một số thông tin sau:

  • Người thực hiện phẫu thuật: Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và bác sĩ gây mê có kinh nghiệm.

  • Phương tiện dụng cụ: Bộ dụng cụ đại phẫu, dao điện, máy hút, máy cắt nối…

  • Bác sĩ cần: Giải thích cho bệnh nhân và người nhà về phương pháp điều trị, lợi ích và nguy cơ biến chứng cắt dạ dày có thể xảy ra. Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân sẽ ký các cam kết để hoàn tất các thủ tục hành chính cần thiết để thực hiện cuộc mổ.

  • Người bệnh: Trước phẫu thuật vài ngày, bệnh nhân cần được thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: nội soi dạ dày, thực quản, xác định mức độ tổn thương và đánh giá mức độ xâm lấn của khối u…

  • Trước khi phẫu thuật khoảng 6 giờ, người bệnh cần nhịn ăn, thụt tháo phân hoặc rửa ruột bằng thuốc tây. Nếu người bệnh hẹp môn vị cần rửa dạ dày trước khi mổ

  • Trong quá trình chuẩn bị phẫu thuật, có thể người bệnh cần chuẩn bị nâng cao thể trạng, nhằm đảm bảo điều chỉnh tốt các rối loạn sinh hóa và phục hồi đủ lượng albumin, protein máu.

4.2. Trong quá trình phẫu thuật

Sau khi các công tác chuẩn bị đã được tiến hành đầy đủ, người bệnh cũng đã có sự chuẩn bị tốt nhất về tâm lý và thể trạng, quy trình phẫu thuật cắt dạ dày sẽ được miêu tả sơ bộ như sau:

  • Tư thế của người bệnh đó là nằm ngửa, kê gối ở lưng ngang với phần dưới của xương bả vai.

  • Đặt thông tiểu cho người bệnh.

  • Gây mê nội khí quản

  • Bắt đầu mổ bụng từ đường trắng trên rốn, có thể mở rộng xuống dưới rốn. Bác sĩ cần thăm dò kỹ khối u, để đánh giá mức độ xâm lấn của khối u vào các cơ quan lân cận như gan, tụy, thực quản… Qua đó xác định khả năng có cắt bỏ dạ dày được không?

  • Cắt bỏ dạ dày và nạo vét hạch thông qua giải phóng các mạch nối lớn với đại tráng, thắt các mạch máu đến và đi từ dạ dày. Nạo vét hết các hạch xung quanh dạ dày, nhằm đảm bảo lấy hết các “mầm mống” của tế bào ung thư ác tính.

  • Cắt và đóng mỏm tá tràng bằng các mũi khâu rời hoặc đường khâu vắt bằng chỉ không tiêu hoặc tiêu chậm.

  • Cắt toàn bộ dạ dày thực quản và mạc nối lớn.

  • Nối thực quản - hỗng tràng (một phần của ruột non), quai ruột đưa lên nối thực quản phải đủ dài để miệng nối không căng, được nuôi dưỡng tốt và hạn chế phần ruột bị loại trừ khỏi đường tiêu hóa.

  • Khâu lại các lỗ mạc treo, cầm máu kỹ lưỡng và lau bụng.

  • Đặt 2 ống dẫn lưu dưới ổ gan phải và hố lách cạnh miệng nối.

  • Đóng lại ổ bụng theo đúng quy trình.

Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày

Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày

4.3. Sau khi phẫu thuật cắt dạ dày

Người bệnh sau khi phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày, cần được chăm sóc đặc biệt với những điều cần lưu ý sau:

  • Những ngày đầu tiên, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận bởi các nhân viên y tế.

  • Điều trị kháng sinh phối hợp trong khoảng 7 ngày để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

  • Trong 5 ngày đầu, người bệnh được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch, chủ yếu hồi phục đủ nước điện giải, albumin và protein cần thiết.

  • Từ ngày thứ 5 sau khi có trung tiện có thể cho ăn qua đường miệng, bắt đầu bằng sữa và nước cháo nhiều lần, mỗi lần chỉ một lượng ít, sau đó dần giảm dần số lần cho ăn và tăng lượng thức ăn.

  • Rút ống dẫn lưu tối thiểu sau 5 ngày.

Quy trình phẫu thuật dạ dày cụ thể giữa từng người sẽ không giống nhau, vì mỗi người bệnh sẽ có tình trạng sức khỏe, khối u khác nhau. Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật phù hợp nhất.

Sau phẫu thuật cắt dạ dày, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt

Sau phẫu thuật cắt dạ dày, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt

5. Điều gì sẽ xảy ra sau khi cắt toàn bộ dạ dày?

Dạ dày là cơ quan trọng trong hệ tiêu hóa và cơ thể, đây là nơi tiếp nhận và sơ chế thức ăn trước khi chuyển sang cho ruột non. Do vậy, nhiều người thắc mắc rằng, nếu cắt bỏ dạ dày thì hệ tiêu hóa sẽ hoạt động như thế nào và chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu như thế nào?

Việc nối thực quản với hỗng tràng sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn, do các vấn đề sau:

  • Không còn chức năng co bóp của dạ dày

  • Dễ gặp các vấn đề rối loạn dinh dưỡng nặng nề

  • Thực quản bị viêm do trào ngược

  • Thức ăn xuống ruột quá nhanh

Để hạn chế 2 nguy cơ trên, các nhà khoa học đã đề xuất nhiều kiểu nối và tạo hình dạ dày khác nhau, bao gồm:

  • Nối dạng Ω

  • Nối hỗng tràng với thực quản có van chống trào ngược dạ dày

  • Nối thực quản có tạo hình dạ dày giả

  • Nối thực quản - tá tràng qua đoạn hỗng tràng hoặc đại tràng.

Các biến chứng cắt dạ dày có thể gặp trên nhiều người bệnh, cần thận trọng bao gồm:

  • Chảy máu vết mổ

  • Nhiễm trùng vết mổ

  • Bung chỉ vết mổ

  • Xì miệng nối hoặc xì mỏm tá tràng

  • Nhiễm trùng màng bụng, hay gặp nhất là viêm phúc mạc

  • Hẹp miệng mối nối

Nhiều biến chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần can thiệp phẫu thuật lại để xử lý triệt để các biến chứng.

Cắt toàn bộ dạ dày khiến người bệnh dễ gặp các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng

Cắt toàn bộ dạ dày khiến người bệnh dễ gặp các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng

6. Cắt toàn bộ dạ dày sống được bao lâu?

Đây là câu hỏi mà nhiều người người vô cùng thắc mắc, bởi vì họ lo lắng rằng khi cắt toàn bộ dạ dày sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh.

Vậy cắt toàn bộ dạ dày sống được bao lâu? Theo các chuyên gia, sau khi cắt bỏ toàn bộ dạ dày, tiên lượng sống sau 5 năm điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh ung thư dạ dày, cụ thể như sau:

  • Tỷ lệ sống của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 1A: 94%.

  • Tỷ lệ sống của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 1B: 88%.

  • Tỷ lệ sống của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2A:  82%.

  • Tỷ lệ sống của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2B:  68%.

  • Tỷ lệ sống của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3A:  54%.

  • Tỷ lệ sống của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3B:  36%.

  • Tỷ lệ sống của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3C:  18%.

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến cắt toàn bộ dạ dày. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt về mặt tâm lý trước khi bản thân hoặc có người thân trong gia đình phải phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm King Fucoidan hoặc cần tư vấn về bệnh ung thư dạ dày và chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày hãy gọi tổng đài dành riêng cho bệnh nhân ung thư 18000069 (miễn phí cước gọi giờ hành chính) hoặc 02439963961 (ngoài giờ hành chính).

Xếp hạng: 5 (1 đánh giá)

Chia sẻ bài viết với bạn bè: Facebook Google

King Fucoidan và Agaricus - Miễn dịch khỏe mạnh, hóa xạ nhàn tênh

TPBVSK – King Fucoidan & Agaricus ( Fucoidan Vua) là sự kết hợp tuyệt vời giữa Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku từ vùng biển Okinawa Nhật Bản, một loại tảo có hàm lượng fucoidan và hàm lượng nhóm sulfate trong phân tử cao nhất. Cùng với đó là Betaglucan 1.3 và Betaglucan 1.6 từ nấm Agaricus mang lại các công dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và trung hòa các gốc tự do
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất độc hại
  • Hỗ trợ bảo vệ gan
  • Hỗ trợ chống lão hóa cho cơ thể

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị ung thư
  • Người trưởng thành có khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc muốn nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh tật
  • Người cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

King Fucoidan và Agaricus - Fucoidan hỗ trợ miễn dịch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus

King Fucoidan & Agaricus (Fucoidan Vua) là sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP Nhật Bản, được phân phối tại Việt Nam bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cysina.

Địa chỉ: Số 16 - Liền kề 6A - Làng Việt kiều châu Âu, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Hotline: 1800 0069

Giấy xác nhận nội dung quảng số 1039/2020/XNQC.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm King Fucoidan & Agaricus

Đặt hàng

Gọi ngay tổng đài miễn cước để được tư vấn về sản phẩm

1800 0069

3 LÝ DO
NÊN CHỌN KING FUCOIDAN
  • 01
    Sản phẩm có chứng nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
  • 02
    Đội ngũ tư vấn chuyên môn cao, giải đáp miễn phí 24/7.
  • 03
    Dòng Fucoidan tiên phong được yêu thích số 1 Việt Nam.
Đặt câu hỏi cho chuyên gia
Viết bình luận

Nhập thông tin để tải sách

Hãy để lại thông tin của bạn. Các chuyên gia của chúng tôi có thể tư vấn thêm cho bạn về nội dung cuốn sách.